Cách chơi với Mặt trời trong ngày nhật thực

You are currently viewing Cách chơi với Mặt trời trong ngày nhật thực
Ba bố con

Chủ nhật này có nhật thực. Yay!

Đây là cơ hội tuyệt vời để giúp con trẻ yêu thích khoa học. Mà không chỉ có khoa học, đây còn là lúc để kích thích, truyền cảm hứng cho tính tò mò và ham học hỏi trong trẻ và trong bạn nữa. Tưởng tượng đi trời đang sáng, nắng gay gắt 🌞, thì bỗng nhiên tối dần tối dần 😲.
“Không phải trời bị mây che đâu, con cầm cái này (miếng lọc chuyện dụng) và nhìn lên kìa 😎.”

Một hiện tượng bất ngờ, khác hoàn toàn với những kinh nghiệm hàng ngày của trẻ. Nếu khéo tận dụng thì đây sẽ là một cơ hội để gắn kết nhiều thứ. Tin mình đi, đã dính tới mặt trời mặt trăng thì không có gì làm tụi nhỏ phân tâm.

Nào, bước ra ngoài trời thôi! Không thể ở trong nhà hôm ấy được!

Tóm tắt cách chơi vui nhất: rủ cả nhà đi ra công viên, chỗ nào có bóng cây mát mẻ che bớt nắng 🌳. Mang theo miếng giấy bìa. Chỗ nào có ánh nắng xuyên qua tán cây thì cầm bìa đến đó hứng nắng. Chắc chắn sẽ thấy nhật thực mà không hại mắt. Nhớ mang theo thảm, đồ ăn nhẹ và nước 🍉💦.

Thông tin: ngày 21/06/2020

Đây là bản đồ cho thấy nơi quan sát được nhật thực. Theo đó thì ở Việt Nam có thể quan sát được nhật thực một phần (màu vàng – cam nhạt). Ở phía Nam sẽ không “thấy rõ” bằng phía Bắc. Mặt trời sẽ bị che khuất nhiều hơn ở trong vùng đậm màu hơn.

Cụ thể, đây là hình ảnh giả lập của mặt trời tại Tp. Hồ Chí Minh. Bắt đầu lúc 13:37, Mặt trời bị che nhiều nhất lúc 15:05 và hết hẳn lúc 16:18.

Nguồn: Time and Date

Tại Hà Nội, trong khung thời gian gần tương tự, thì khi hiện tượng đạt đỉnh sẽ như sau:

Nguồn: Time and Date

Mình, thật sự may mắn khi sẽ được ở trong vùng thấy được nhật thực toàn phần. Ở đảo Kinmen của Taiwan. Ui sẽ thấy được vành nhật hoa và nhẫn kim cương. Đấy cái vòng tròn sáng như ở dưới kia kìa.

Cách ngắm nhật thực: Đừng! Đừng nhìn trực tiếp 🕶

Có nhiều cách để ngắm nhật thực: nhìn lên mặt trời, qua miếng lọc ánh sáng, hoặc gián tiếp bằng cách chiếu hình ảnh mặt trời lên một bề mặt khác.

Không được nhìn trực tiếp vào mặt trời. Với cường độ sáng siêu lớn của mặt trời và mức độ tập trung siêu cao của bạn (vì hưng phấn lên cao 🕺🏼), chắc chắn mắt bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chỉ nhìn bằng mắt thường được trong vài phút ngắn ngủi khi mặt trời đã bị che khuất hoàn toàn (chỉ chừa lại quầng sáng xung quanh).

⚠ Nhìn lên mặt trời (chỉ khi có dụng cụ chuyên dụng)

Chỉ thực sự nên nhìn lên mặt trời nếu có miếng lọc sáng chuyên dụng, có thể chặn được 99,99% ánh sáng từ mặt trời. Kính mát 😎, phim X-quang, filter thường của máy ảnh cũng không an toàn. Vì mặt trời là một nguồn sáng “xịn”. Nó không chỉ phát ra ánh sáng khả kiến (visible lights) mà còn một đống ánh sáng người thường không thấy được (invisible lights): tia hồng ngoại, tia cực tím.

Dụng cụ chuyên dụng là: miếng lọc ánh sáng mặt trời (solar filter), kính hàn tối nhất (số 14), kính nhìn mặt trời (solar glasses), …

Chiếu mặt trời lên một bề mặt khác

Nếu không có công cụ chuyên dụng, không sao, bạn vẫn có thể thưởng thức hiện tượng này nhở nguyên lí máy ảnh lỗ kim. Cách làm như sau:

  • Lấy một tờ giấy bìa cứng, cắt một (hoặc nhiều) lỗ nhỏ có hình dạng bất kì cũng được.
  • Giơ tấm giấy có lỗ lên, về phía mặt trời. Nhưng đừng nhìn lên.
  • Lấy một tờ giấy hoặc một bề mặt khác (bức tường) làm màn chiếu, hứng lấy hình ảnh của mặt trời.

Bạn thấy điều tuyệt vời chưa? ✨ Bất kể lỗ có hình dạng gì, hình ảnh mặt trời vẫn hiện ra trên màn chiếu. Bạn chỉ việc quay lưng lại mặt trời và nhìn vào tấm bìa màn chiếu thôi. Hình bên phải ở trên đúng, dưới sai. 👉🏼

Kính thiên văn nhìn mặt trời cũng hoạt động tương tự.

Hoặc cũng có thể chế tạo một dụng cụ như sau, vừa mát đầu, vừa tiện.

Nguồn: Perkins Observatory

Hãy tận dụng biến dịp này thành một chuyến đi dã ngoại. Rủ cả nhà đi ra công viên, chỗ nào có bóng cây mát mẻ che bớt nắng 🌳. Mang theo miếng giấy bìa. Chỗ nào có ánh nắng xuyên qua tán cây thì cầm bìa đến đó hứng nắng. Chắc chắn sẽ thấy nhật thực. Nhớ mang theo thảm, đồ ăn nhẹ và nước 🍉💦.

Tụi mình có gì để nói khi nói về nhật thực?

Tụ họp để xem nhật thực là một dịp thú vị. Hãy gắn kết, không cần giãn cách xã hội bằng điện thoại nữa. Sau đây là một số câu mở đầu (prompt) thú vị.

Hệ mặt trời và nguyên nhân dẫn tới nhật thực. “Ủa, vì sao có chuyện này hở thầy?”
“Mặt trời làm từ gì hở thầy?”
Nhật thực là cơ hội để các nhà khoa học nghiên cứu mặt trời. “Nghiên cứu là gì hở thầy?”
Chuyện niềm tin tôn giáo, tâm linh về nhật thực. “Mặt trời bị Thượng đế giấu đi một lúc.”
“Nếu không có mặt trời thì chuyện gì xảy ra?”
“Con không biết thi trường nào.”
“Con không biết con thích gì.”
“Con muốn đi ra ngoài với ba mẹ nhiều hơn.”
Vân vân.

Chúc bạn xem nhật thực vui 😄. Và nhớ cho sự tò mò và tưởng tượng trong bạn ăn đủ chất. Feed your imagination ✨🚀🌌.

The Too Blue Scientist

Nguồn tham khảo

https://www.space.com/37748-how-to-make-solar-filters.html
http://perkins.owu.edu/solar_viewing_safety.htm
https://www.nationalgeographic.com/news/2013/11/131102-solar-eclipse-safe-viewing-science-sun-space/
https://www.timeanddate.com/eclipse/solar/2020-june-21

This Post Has 2 Comments

Leave a Reply