Cây Biết Đi và thứ nó bảo vệ

You are currently viewing Cây Biết Đi và thứ nó bảo vệ

Bức ảnh bạn vừa xem được chụp từ khu bảo tồn rừng ngập mặn nằm ngay cạnh thành thị đông đúc ở Taipei.

Loài Đước sống trong bùn lầy của những vùng nước biển giao với đất liền ngập mặn. Chúng đứng nhô cao khỏi mặt bùn, thành ra khác những loài cây khác, tụi mình dễ thấy được đám rễ Đước um tùm. Để sống được trong vùng mặn, Đước tiết muối qua chính lá của nó (*).

CleanShot 2021 10 11 at 15 42 15

Ngoài ra, Đước còn “biết” di chuyển nữa. Mấy cái rễ của chúng mọc và đâm vào bùn, chặn nước lại để hút lấy nước và khoáng rồi dùng nuôi dưỡng toàn cây tươi tốt. Những cái rễ cũ hút xong nước ở đất bùn lầy bị khô queo, Đước bèn mọc thêm ra rễ mới – hướng về phía có nước – tức là ngoài biển, xa đất liền hơn chút xíu – và lặp lại quá trình nói trên. Thành ra nói Đước biết đi cũng không sai nhỉ? 

Khắc hoạ đặc tính này Bernadette Pourquie với Cecile Gambini vẽ loài Đước Đỏ rồi đặt tên là Walking Tree trong cuốn Strange Trees and the Stories Behind Them

2HbzrnND7gK7QmvwTkoWkw

Một điều quan trọng khác: Vô tình (?!) trong quá trình “đi lại”, chính những Đước chuyển vùng đất bùn nhão nhoẹt ướt át thành đất mới, khô hơn và cứng cáp hơn. Vì vậy, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn là một trong những biện pháp tự nhiên nhất để chống nước biển xâm lấn có thể dẫn tới mất vùng đất liền giáp biển.

3DZgSyzbbKsew74K4vRzoM

Rừng đước, hay rừng ngập mặn ở Việt Nam mình nhiều lắm. Còn bức ảnh chụp trên đây là Đước con, ở Taiwan, hơi xa nước nhà. 

Ngay bên cạnh vùng đất ngập mặn tuy nhỏ này, người ta đặt một trung tâm giáo dục về rừng ngập mặn trưng bày các thông tin khoa học và vai trò của khu rừng ngập mặn đối với con người.

UkNC44ZxBkvRQEf5qKWMYY

 

(*) Hình chụp chiếc lá Đước của Tan et al. (2015) PLoS ONE10(7): e0133386).

Leave a Reply