Hai Mindset Mới Để “Đánh Giá” Học Sinh

You are currently viewing Hai Mindset Mới Để “Đánh Giá” Học Sinh

Mindset 1: Hướng học sinh tới nơi mà chúng là 20%. Không phải cố tìm ra 20% học sinh “giỏi nhất”.

Ta đã dùng qui luật 80/20 một cách thiếu sót?

Trong cuộc trò chuyện gần đây ở MindTriibe, một cư dân đọc cuốn Creating Innovators: The Making of Young People Who Will Change the World có đặt một câu hỏi làm bạn ý cục cựa hoài. Tại sao lại phải đào tạo ra innovators (người tiên phong / mở đầu / thay đổi)? Nếu một học sinh không muốn làm người dẫn đầu, chỉ muốn là “người đi theo” thôi, có được không?

Một bạn khác bày tỏ: Theo qui luật 80/20, trong một lớp, trường sẽ có 20% học sinh xếp hạng cao nhất, “giỏi nhất”. 80% còn lại sẽ không “giỏi” như thế. Những người tiên phong có nhất thiết nằm trong số 20% “giỏi nhất” này? Không rồi.

Bên ngoài một trường tiểu học ở Taipei.
“A friend is someone who gives you total freedom to be yourself.”

Xong tụi mình cùng nghĩ, hình như ta đang hiểu qui luật 80/20 trên một thang đo duy nhất. Có gì đó sai sai, nhỉ?

Rồi mình nhận ra, kiểu tư duy 80/20 trên một thang đo duy nhất này hay được gọi là tư duy thứ bậc (hierarchy mindset), sâu xa hơn là tư duy khan hiếm (scarcity mindset). Hiểu đơn giản, nguồn lực có hạn và cơ hội không dành cho tất cả mọi người. Để đạt được một cơ hội như vậy, ta chỉ còn cách vượt qua người khác.

Có thể ai đó sẽ nói, “đây là thực tế”. Mình không nghĩ vậy. ✨

Có phải mỗi năm do nguồn tiền có hạn, “người lớn” chỉ đủ tiền để mua quà (…tập vở) để trao giải cho 20% số học sinh? Và thế nên họ tạo ra một cuộc đua, rồi nói với chúng rằng “Cuộc đời là một cuộc đua”? 🏁

Giả sử là chỗ ngồi ở trường đại học có hạn nên phải tổ chức thi để tìm ra 20% ứng viên tốt nhất, 80% còn lại có phải đã hết hi vọng? Không, đúng không? Và giả sử đích đến của quãng đường 12 năm học tập phải là vào đại học đi nữa, thì việc xếp loại học sinh ít nhất từ lớp 6 trở lên để làm gì nhỉ?

Hệ tư duy cấp bậc làm gì chúng ta?

Hệ tư duy cấp bậc phân chia ra người cao, người thấp. Giỏi nhất ngoan nhất ở trên, kém hơn nghịch ngợm hơn thì ở dưới. Người ở trên sẽ được yêu thích hơn. Khi bạn định nghĩa mình bằng hệ này, bạn sẽ không ngừng so sánh mình với người khác. Bạn nhìn lên nhìn xuống xem người khác đang làm gì, và làm sao để tiến lên bậc thang cao hơn, rồi đồng thời có thể khó chịu với “đám thấp kém” phía dưới. Còn nếu bạn đang cho là mình đang ở dưới, sẽ có một thứ mặc cảm theo đuôi khiến bạn không dễ gì xóa nhòa về sau. Xem thêm sách The War of Art.

doodle

Và bạn quên mất việc phải tập trung vào chính mình. Nhưng có một kiểu tư duy khác, tư duy lãnh thổ (territory mindset), với nguồn gốc là tư duy đầy đủ (abundant mindset). Trời sinh voi sinh cỏ, ý thế.

Đối với hệ này thì khác, bạn là chủ của “lãnh thổ”, chuyên ngành, phương pháp, kĩ thuật đó. Bạn có thế giới riêng và tập trung làm tốt nhất việc của mình. Bạn coi người khác: những nghệ sĩ, ca sĩ, giáo viên, kĩ sư, CEO khác, cùng ngành hay khác ngành là đối tác, không phải đối thủ. Joseph Gorden-Levitt mới nói về sự so sánh, cạnh tranh trong thời đại mạng xã hội trên TED.

Ta có thể sử dụng nhiều thang đo không? ✨

Một học sinh có thể nằm trong 80% trong môn Toán nhưng có thể sẽ nằm trong nhóm 20% môn Nghệ thuật. Một học sinh trong nhóm 80% của môn Văn nhưng có thể nằm trong top 20% của môn Công nghệ.

Và nếu học sinh không nằm trong 20% của môn nào thì em ấy có thể sẽ nằm trong 20% của những thứ mà bình thường không có trong từ điển của nhà trường và giáo viên? AI, start-up, thiết kế, huấn luyện, thể thao, săn bắn, hái lượm, có rất nhiều thứ bây giờ còn chưa xuất hiện.

Đổi sang tư duy này giúp ích gì?

Việc nhận ra và thay đổi từ tư duy thứ bậc sang tư duy “vùng lãnh thổ” có thể thay đổi những gì? Nhiều lắm.

Xã hội có hai thước đo quen thuộc: “học trong trường giỏi 💯”“ra đời giàu 💰”. Mà giờ tình hình có vẻ khác, người ta đã nói nhiều hơn về những thứ trừu tượng như hạnh phúc, triết lí, quan điểm, tinh thần và cảm xúc. (Ừ mình biết là có nhiều nơi chưa đáp ứng được cơm ăn, áo mặc.) Nhưng nếu xã hội không thay đổi ngay thì sao? 🌎

Nhà trường có mindset này sẽ là một nơi chấp nhận sự khác biệt. Có khoảng trống để học sinh phát triển và hỗ trợ học sinh hướng về nơi các em ấy ở top 20%, không phải tìm ra 20% giỏi nhất. Nhưng nếu nhà trường không thể thay đổi ngay thì sao? 🏫

Giáo viên có mindset này sẽ nhìn học sinh với góc nhìn nhân văn hơn, nếu em ấy chưa học tốt môn A không có nghĩa là em ấy dốt hết thuốc chữa. Và nếu giáo viên tin rằng việc mình dạy không phải chỉ xoay quanh chuyện thi hay không thi, chắc chắn kết quả (yêu nghề, hài lòng, even tiền bạc) sẽ khác. Nhưng nếu giáo viên không thể thay đổi ngay thì sao? 👨🏼‍🏫

Phụ huynh nhảy vào giúp đi. Hãy tin là trên Trái đất có một “bữa tiệc buffet” cơ hội luôn mở cửa chờ đón con em của mình. Nhưng để ăn được đống cơ hội ấy, chính bản thân các em cũng cần được trao thật nhiều cơ hội để trải nghiệm, vừa rộng vừa sâu. Xem thêm về hướng nghiệp. Nhưng nếu phụ huynh không thể thay đổi ngay thì sao? 👬

Này học sinh, em giỏi cái mà em giỏi. Nếu chưa biết thì hãy dành thời gian “tập trung trải nghiệm”, rồi em sẽ biết. Rất nhiều khả năng em sẽ thích một thứ khi em đào sâu, mày mò về nó, chứ không phải quét sang trái như trong Tinder. Và em sẽ coi chúng bạn là để hợp tác thay vì thi đua rồi tự cao hoặc mặc cảm. 🎨🎭🎪🦺🥼👔

Bên ngoài trường học có nhiều thứ đợi các em 🙌🏼.

Ôi, who are you kidding us? 😂

  • Ủa, nói gì thực dụng hơn tí được không?
  • Ừ, ví dụ nè. Chuyện thi cử, kiểm tra, đánh giá nha.

Mindset 2: Đánh giá học sinh để cải tiến, không phải để xếp loại 🥇- 📈

Trong một giờ học, mình được giới thiệu về qui trình thiết kế – chế tạo kĩ thuật (engineering design process), dưới đây là sơ đồ. Trong đó có bước Test (thử nghiệm) và Improve-Retest (cải tiến).

DOI: 10.1002/sce.21325

Nếu chuyện kiểm tra, đánh giá học sinh không phải để xếp loại (classification) mà là để cải thiện (optimization) thì sao nhỉ? Xem học sinh muốn đi về đâu, kiểm tra để biết em ấy đang ở chỗ nào, rồi cải tiến và kiểm tra lại. Và cứ thế.

Dễ thấy với mindset cũ: để chọn ra 20% “giỏi” nhất thì phải thi/kiểm tra. Giáo viên dạy, học sinh học để thi, và thi để xếp loại. Thi cử, kiểm tra là mục đích. Sau khi đổi sang mindset mới: chuyện kiểm tra, thi cử chỉ là phương tiện. Mục đích là xem học sinh đang ở đâu, muốn gì, nghĩ gì về môn học và trường lớp.

Mấy đứa trẻ là tương lai, bạn sẽ muốn làm việc với chúng

Để kết bài, mình nghĩ trích sách thôi chưa đủ.

Mình làm việc trong giới … giáo dục, đôi khi mình nhìn thấy một kiểu đối đãi khá ngộ giữa “người trẻ” “người lớn tuổi”. Một sự “kính” của người nhỏ tuổi hơn, và có một sự “xời, lắm chuyện” của người lớn tuổi hơn dành cho đối phương. Đây cũng là tư duy thứ bậc nè. Mình nghĩ cả hai đều có thể học hỏi lẫn nhau đấy.

Một cư dân của MindTriibe trích trong sách:

“Are many of them overly ambitious? Perhaps. Impatient? Definitely. But they are our future, and I believe we must learn how to work with these extraordinary young people: learn how to parent, teach, and mentor them – and learn from them, as well.”

“Chúng tôi là tương lai.” Mình đang nghe thấy mấy lời này.

The Too Blue Scientist