Kịch ứng tác không chỉ là ứng biến

You are currently viewing Kịch ứng tác không chỉ là ứng biến

Từ khoá năm 2021 mình chọn là Creatively Build, tiếng Việt là “kiến tạo”, tiếng Trung là “kiến thiết” 建設 – đầu năm nhờ bạn cùng lab chỉ viết thư pháp cho chữ này. Hihi nghe thật mệt và cũng thật miệt mài.


Mãi mình mới ngồi viết được về kịch ứng tác (Improv) sau vài lần viết thử. Những lần thử trước ra toàn những notes ngắn ngắn nhỏ nhỏ. Phần lớn là liên tưởng khi nhận được một input hay ho trong lớp. Còn lại là cảm giác của mình khi học. Lí do không viết được là, mình đoán, đã được đọc nhiều về nó và không biết viết gì bây giờ. Bất động sản cho giới thiệu về improv đã hết chỗ.

Mình học thử Improv lần đầu, theo ghi chú, là tháng Năm năm 2020. Khi mới đọc xong Sorry I’m Late (một cuốn mà dính hai từ khoá Improv và Psychedelics thì nên đọc), khi mới chạy MindTriibe, khi sốc tâm lí – cảm xúc lần nữa. Như kiểu bao nhiêu Life-Changing Unit có sẵn đổ vào khoảng thời gian ấy sạch.

Xem lại ghi chú hồi đó mới thấy những cảm xúc hay suy nghĩ về Improv không mới với mình. Nhiều notes của năm nay lặp lại y chang, đáng sợ ghê. Mình không dự định bổ sung vào ouvre của improv về improv mà sẽ viết hồi kí “mình trong improv”.

Đến khi học xong, tốt nghiệp rồi mới thấy rõ những gì Improv đã làm cho mình:

  1. làm mình get out of my head;
  2. being fine not being in the spotlight;
  3. học cách build things together and make others look good.

Một.

Hôm trước nói chuyện với bạn, nó có bảo hồi còn làm việc với mình, mình ít nói mà lúc nào trông cũng như nghĩ ngợi nhiều. Kiểu “làm ra vẻ nguy hiểm”.

Ừ chuyện mình nghĩ nhiều là có thật. Vài người có nói với mình nên càng làm mình để ý đến trạng thái “mình đang suy nghĩ” hơn.

Tuy vậy, đây là một trong những điều mà mình can’t help but accept it. Like I cannot stop the thoughts coming so don’t tell me that I CAN improve or be mindful or things like that. Stop making “thinking” or “wandering around in my mind” a kind of disease I need to get rid of. Because it’s like I have no control over those thoughts.

Nhưng mình không biết là họ có hiểu không?

hit self GIF

Cho tới giờ mình mới thấy có John Green là miêu tả đúng và chạm nhiều lần bằng nhiều metaphors về những spiral thoughts đó cho mình nghe. Trong cuốn tiểu thuyết mình đang đọc của ảnh, Turtle All The Ways Down, có đoạn nhân vật chính dẫn truyện thao thao bất tuyệt, cho đến khi bạn hỏi, ủa mày làm sao zạ? nói gì đi chứ? “Yeah.” mày nói gì khác chữ “Yeah” được không? “Yeah!”

Đây là lúc mình nhận ra mình đang đọc chính spiral thoughts của nhân vật chính, không phải lời dẫn hay miêu tả nữa.

Improv đã rất xuất sắc lôi mình ra khỏi dòng suy nghĩ như máng trượt công viên nước đó. Like incredibly well. Buổi đầu mình còn căng thẳng kiểu nói gì nói gì, hoặc nghĩ trước khi nói “ừ giờ mà chị Vân kêu mình sẽ nói con bò có cái sừng…” nhưng sau đó thì bớt dần dần. Tới hôm diễn tốt nghiệp, rất ít khi mình nghĩ trước sẽ nói gì. Đám đông khán giả cổ vũ mình về cho phản hồi là trông mình all-in và trôi chảy nhịp nhàng cực kì.

Improv cũng cho mình cơ hội nhập vai thành những con người, sự vật khác. Làm chủ tiệm cầm đồ, làm cái máy bán nước, làm người vắt sữa bò, làm mẹ, làm ông bà, làm phi hành gia, … thì cảm thấy như nào? Nếu đọc sách cho mình góc nhìn thứ ba vào câu chuyện của nhân vật thì Improv bứng mình thảy vào thành nhân vật trong hoàn cảnh đó luôn. Một lần nữa, Improv mang tâm trí mình đi chỗ khác, vào vai người khác, chứ không còn quanh quẩn với những dòng suy nghĩ thành lối mòn nữa.

Ngoài ra, Improv còn bày trò giúp mình nói nhiều hơn ngoài đời. Mình học chung với bạn bên này nè. Khi đi bộ, thay vì bạn ý thao thao bất tuyệt còn mình nghe với “dòng nước suy nghĩ” chảy khắp công viên nước “Đầu To” thì giờ tụi mình đã có trò chơi. Mình có thể nói và ngừng nghĩ. So lovely.

Fun Summer GIF by Duinrell

Từ chuyện nghĩ ngợi tùm lum ở trên, mình nhận ra một chuyện về growth mindset mình vốn rất ủng hộ. Bạn A có thể improve một thứ gì được hông? Được chứ! Nhưng SHOULD A do that? Và SHOULD B pushes and hopes and expects A improve bằng được thứ đó không? Mình nghĩ là không.

A có thể đi theo nhịp độ và thời gian của mình, từ từ rồi nhận ra từ việc học Improv chẳng hạn. B thì làm gì được ngoài chấp nhận ta?


Hai.

Thỉnh thoảng vào lướt trang cá nhân của một người dùng facebook mình hay có cảm giác họ là trung tâm thế giới của họ. Kiểu họ đăng những gì nhìn thấy và có ý kiến về, chia sẻ những điều đồng ý hoặc kèm chỉ trích điều trái ý. Chui vào đó, mình thấy một thế giới khác nơi mình không phải trung tâm.

Còn ở ngoài chỗ mình thì mình cũng là trung tâm thế giới của mình.

Vài buổi học Improv đầu, mình suy nghĩ nhiều về điều dự định nói. Không những vậy, mình còn muốn người ta để tâm, hoặc ít nhất trông có vẻ quan tâm tới những điều mình nói. Mình muốn người nghe phản hồi, bình luận, hỏi thêm về lời mình vừa nói ra. Những kiểu bình luận như là “haha hay quá”, “ủa hồi đó em làm vậy hả?”, “nói thêm về ý tưởng của em đi.” Vì mình không “diễn”, mình nói sự thật không mà.

Mình thấy mình “self-centered” ghê. Mà có ai không vậy đâu hở? hi vọng :))

Cũng trong những buổi học đầu ấy, mỗi khi mình và bạn khác nói xong, mình sẽ để ý xem mọi người xử lý. Vì người ta bày tỏ ý kiến, cũng phải nói gì đó cho họ chứ, nếu không hụt hẫng mất thì sao? Đôi khi có bình luận thêm thắt, nhưng cũng nhiều khi cuộc chơi tiến tới người kế tiếp luôn. Ban đầu mình hơi khó chịu nhưng rồi cũng quen dần.

Lớp học 15 người, cơ hội diễn được chia đều cho mỗi người nếu họ muốn. Một buổi chơi Improv mình được tham gia vào vài lần. Tức là ngoài việc diễn ra thì mình cũng được xem người khác diễn nữa. Điều kì diệu là chuyển biến của mình, từ chế độ self-centered – để ý về phản ứng của mọi người về những lời của mình – sang chế độ để ý các bạn khác diễn.

Rồi cảm giác spotlight không của mình cũng không kịp tới nữa: vì mình cần nói ra ngay những gì đang có trong đầu (rằng ”yên tâm, những suy nghĩ này cũng không phải chất lượng lắm đâu”) và cần lắng nghe xem bạn diễn nói gì, vừa để phản hồi cho hợp rơ nhưng cũng tại vì chúng rất thú vị nữa.

Talking Season 3 GIF by The Simpsons

Đỉnh điểm trải nghiệm là khi join gang 3 4 đứa mạnh ai nấy dốc bầu tâm sự về thứ mình thích. Khi đó mình nói không phải VÌ ĐƯỢC NGHE mà VÌ ĐƯỢC NÓI. Dốc bầu xong thì phải có ai đó comment đi chứ hả? Nhưng không :)) mình thấy mình nói được ra là hay rồi và cũng không cần người ta đáp lại lắm.

Rồi đó, việc being fine not being in the spotlight khiến mình và tụi mình nhập tâm vào công cuộc chơi chung, diễn chung, để build together nên vài thứ mà không biết sẽ thành hình gì.

Thấy được thế giới không chỉ có mình mình thì thật hay.


Ba.

Một trong những nguyên tắc nữa của Improv mà mình thích là “make your partners look good”. Tụi mình được rèn nhóm cơ này bằng nhiều bài tập. Cô Vân dạy phải bảo vệ bạn diễn của mình bằng mọi giá, bằng cách bạn đưa gì ra thì hoan hỉ hăm hở nhận lấy rồi biến nó thành của mình, bất kể “gì” là một câu thoại hay món đồ vật tưởng tượng nào. Ngoài ra, còn cần làm cho bạn khỏi bí, khỏi cô đơn một mình trong spotlight: mình cứ lao ra đi, đứng chung với bạn, kể cả khi trong đầu trống rỗng. Khi chủ động “cứu” bạn như vậy, mình lại càng cảm thấy an tâm hơn vì tin tưởng rằng sau này cũng có người “cứu” mình.

Gì thì gì, improv là một môn trừu tượng. Nếu toán học trừu tượng với những con số, kí hiệu hoặc hình vẽ để người ta bám vào thì improv trừu tượng với ý tưởng, ngôn ngữ, cử chỉ và cảm xúc. Cô Vân thương tình bê rất nhiều metaphors vào để cứu trợ người học. “Viên gạch” hay “ổ bánh mì” làm hiện hình những thứ vô hình. Và cũng vì trừu tượng mà mỗi người chơi Improv thoả thích “nặn” ý tưởng được đẩy đến chỗ mình. Ra hình thù gì cũng được bởi vì đến đó chỉ tạm thời thôi. Người chơi liền sau sẽ đón lấy nó, thêm thắt ý tưởng của họ vào và lại nặn tiếp. Dần dần, những nhân vật – câu chuyện hiện hình rõ hồi nào không hay.

School Education GIF by Luis Ricardo

Đặt “viên gạch” ý tưởng của mình xuống, mình đang cứu bạn bằng cách không đẩy trách nhiệm phát triển câu chuyện qua bên kia. Bạn sẽ đặt tiếp “viên gạch” của bạn lên đó. Cùng nhau, những người chơi improv đang “build things”.

Bỗng nhiên, tinh thần này khớp ngay ngắn với quan sát của mình về anh em nhà Green, rằng build things together thì vui và bền và không đáng sợ. Khi có một (vài) người sẵn sàng xây dựng cùng mình, sẵn sàng nhìn như bị khùng với mình, ủng hộ mình bất kể gì đi nữa, thì còn gì mà mình không thể?

Mình sẽ đổi từ khoá cho nửa sau của năm. Creatively Build Together. Cùng kiến tạo. Cùng kiến thiết cho vui.

Cám ơn Improv đã giúp tụi mình cùng nhau tập thể dục cho những nhóm cơ không nhìn thấy được.

Cám ơn Rosie và Saoline đã cổ động đi học bằng tinh thần lẫn của cải.

Cám ơn cả MindTriibe đi cổ vũ đêm diễn :))

ThE tOo BlUe SCientIST

Hình ảnh đêm diễn do fan hâm mộ tên Hoa chụp lại 👏.

🌟 Bạn đọc muốn học kịch ứng tác – Improv, hãy liên hệ chị Vân Possible Tốt Tươi Trần.


✨Niềm vui ✨ khi viết bài này phóng lên không trung 🌏 🚀, vượt qua cả đường Kármán, nhờ được tiếp thêm nhiên liệu từ sự ủng hộ 🧧💸 của Hoàng Tâm, Yến Phạm, Ngân và An, Rosie, chị Linh Trịnh, chị Quỳnh Như, Mắt Bét, Saoline, Law, Trân, Diên An, cô Vân, Thảo, Vân Anh và nhiều bạn đọc khác.