Marginalia – đọc với cây bút trên tay 📝

You are currently viewing Marginalia – đọc với cây bút trên tay 📝
https://www.alarmeighteen.co.uk/about

Khi “khai quật” mấy thư viện cũ của nhiều nhiều tác giả và những người ham đọc nhất nhì trong lịch sử nhân loại, người ta hay tìm thấy một thứ. Đó là Marginalia. Nghe giống bơ thực vật (Magarine), nhưng còn thơm hơn thế. Chụp lấy một cái bánh mì đã nướng 🥪và đọc nào..

E hèm.

Marginalia

là những dòng ghi chú hoặc vẽ vời, nguệch ngoạc hoặc thẳng thớm được viết hay vẽ ngoài lề sách.

Đấy, chỉ cần bạn viết LOL vào lề sách, ngay đoạn khiến bạn đang cười sằng sặc khi đọc, là bạn vừa tạo nên một cái Marginalia rồi.

Thật mà. Chút nữa mình cho xem.

Hũ bơ cung cấp năng lượng cho lịch sử

Nếu Commonplace Book là cỗ máy thời gian của bạn thì Marginalia là năng lượng để chạy cỗ máy đó.

Đôi khi ta highlight, tô lấy tô để như cố sưu tầm một vài câu quote hay sau đó lật lại thì quên béng mất: Lúc đấy nghĩ gì mà lại tô vàng câu này nhỉ? Chỉ khi có ghi chú của bạn, câu highlight đấy mới có ý nghĩa. Marginalia có thể giúp bạn gợi nhớ bối cảnh, tình huống và suy nghĩ lúc ấy.

Marginalia còn chở bạn … đi vào lịch sử nữa cơ. Khi người ta muốn tìm hiểu bạn đã nghĩ gì khi đọc một cuốn sách, đây sẽ là nguồn tư liệu hết sức thú vị.

Trong hơn 3000 cuốn sách mà tiểu thuyết gia Graham Greene, tác giả cuốn Người Mỹ trầm lặng, để lại tràn ngập những dòng chữ tí hon, được viết tỉ mỉ bên lề của bất kì cuốn sách nào được tìm thấy. Ông ghi mọi thứ: tóm tắt một đoạn văn, những câu chuyện nhỏ xíu hay những mẩu hội thoại ngắn.

Ferma viết bảo “tôi biết một cách cực khéo chứng minh định lý này nè nhưng lề cuốn sách này không đủ” khiến người ta đổ xô đi chứng minh.

À nhưng đây không phải sách ổng viết lên đâu, đây là sách con ổng xuất bản sau khi Ferma mất. Trang này đã in cả phần ghi chú của Ferma.

Sir Isaac Newton viết bút máy lên lề sách đây:

https://janeaustensworld.files.wordpress.com/2011/07/isaac_newton-marginalia.jpg

Oliver Sacks, một bác sĩ nổi tiếng với kho tác phẩm đồ sộ của mình cũng là một tay “ăn” Marginalia có hạng. Ổng viết tràn hết ra sách của người khác. Thậm chí còn lật ngược sách lại để viết cho đỡ bay mất ý tưởng.

Oliver Sacks’ copy of “Cartesian Linguistics,” by Noam Chomsky.Credit…Bill Hayes https://static01.nyt.com/images/2018/08/29/opinion/29hayesAB/29hayesAB-superJumbo.jpg?quality=90&auto=webp

Nếu từng đọc sách cũ, chắc Marginalia từng để lại cho bạn một sự vương vấn lạ kì.

Yet the one I think of most often, 

the one that dangles from me like a locket, 

was written in the copy of Catcher in the Rye

I borrowed from the local library

one slow, hot summer. 

I was just beginning high school then,

reading books on a davenport in my parents' living room,

and I cannot tell you

how vastly my loneliness was deepened,

how poignant and amplified the world before me seemed, 

when i found on one page

A fee greasy looking smears

and next to them, written in soft pencil- 

by a beautiful girl, I could tell,

whom I would never meet-

'Pardon the egg salad stains, but I'm in love.'

Marginalia của Billy Collins https://genius.com/Billy-collins-marginalia-annotated

Ở đây, lúc này

Marginalia rất khác với Review.

Khi viết review, bạn buộc phải đứng lùi lại, nhìn rộng hơn về cả cuốn sách. Marginalia lại giúp bạn ghi lại cái suy nghĩ moment-by-moment ấy. Ngay trong khoảnh khắc này đây, bạn cảm nhận gì khi đọc?

LOL ư? Be.

Thật mà.

Trong một cuộc đối thoại, đừng chỉ im lặng

Marginalia là nghệ thuật pha trộn giữa đọc và viết.

Ghi Marginalia trong cuốn sách khiến bạn không chỉ sở hữu nó về mặt vật lý mà còn sẵn sàng chiếm lĩnh nó trong tâm trí của mình. “Đây là cuốn sách của tôi, suy nghĩ của tôi, nói ra cho ông/bà biết đấy. Tác giả ạ.”

https://twitter.com/billhayesnyc/status/1032729651112763393?s=21 một kho Marginalia của Oliver Sacks khi đọc Kierkegaard, Freud, Humphrey Davy, …

Bạn không chỉ đơn thuần tiếp thu thụ động câu chữ của tác giả, với cây bút chì trong tay, bạn có thể phản biện, trò chuyện, gật gù tâm đắc, tóm tắt ý tưởng của người viết.

Hãy có một cuộc đối thoại với tác giả. Ơ này, bạn đồng ý hay không? Bạn tâm đắc hay không? Bạn cảm thấy phật lòng hay tức giận, không vừa ý ở đâu, hãy nói ra. Điều này giúp bạn tỉnh táo khi đọc.

Suy nghĩ của bạn sẽ được hình thành đầy đủ hơn nếu bạn truyền đạt trọn vẹn thông tin ra khỏi tâm trí, như cụ Dumbledore trích sợi Kí ức bạc bạc vào cái chậu Tưởng ký, hay như cư dân MindTriibe vẫn nói cho nhau nghe mỗi kì meet-up vậy.

Vậy làm sao để những suy nghĩ của bạn khi đọc hiện hình? Hãy Marginalia.

Những ai bảo biết mình đang nghĩ gì nhưng không diễn đạt được những suy nghĩ của mình ra ngoài thì chắc cũng rất khó biết mình đang nghĩ gì.

Marginalia là riêng tư

Khi bạn viết ra suy nghĩ của mình mà cho phép người khác đọc, kể cả ở trong một nơi an toàn như MindTriibe, chắc vẫn có phần nào đó trong bạn lo bị đánh giá. Marginalia thì khác, nó là của bạn. Chỉ khi nào bạn như ông Mark Twain dưới kia, lúc ấy người ta mới đánh giá được bạn thôi.

https://janeaustensworld.files.wordpress.com/2011/07/mark-twain-annotation.jpg?w=600&h=352

Hãy đọc với cây bút trên tay

“The intellectual is, quite simply, a human being who has a pencil in his or her hand when reading a book.” – George Stainer

Bài viết là thư của Mindtriibe gửi cho cư dân mỗi tuần.
Hình bìa là bản sao cuốn Điều chế độc dược cao cấp mà Harry Potter đã dùng ké ở Hogwarts được tạo lại bởi Alarm Eighteen.

The Too Blue Scientist x MindTriibe

Nếu thích bài viết này,

Bạn có thể:

👉 Chia sẻ bài viết

🍎 Ủng hộ The Too Blue Scientist ở đây

💌 Đăng kí nhận bài viết mới

This Post Has 3 Comments

Leave a Reply