Nhìn số sách đọc qua và số sách đọc xong là biết đang mùa he rồi. Dưới đây là vài review ngắn về những cuốn sách mình đã đọc xong trong tháng Bảy.
Metaphors Be With You
By words the mind is winged.
Aristophanes 5th century BC
Một cuốn sách nữa về ngôn ngữ. Trời ạ, ta nói, thú vị ơi là thú vị. Tại sao hồi xưa học ngữ văn không được học như này nhỉ? Cuốn sách này nói về phép ẩn dụ, hoán dụ, phép nói tương tự, … Ngoài ra, nó còn là một cuốn từ điển những câu quote nổi đình đám của một loạt vĩ nhân, cách đây xa hơn thời BTS nhưng gần hơn thời Socrates.
Ta dùng điện quen tới mức khi cúp điện mới để ý sự tồn tại của nó. Điều này tương tự với những phép dùng từ này. Chúng quả thật là “phép”, là magic luôn.
Ví dụ: Như câu dưới đây
“Certain individuals are different from most other people, and it is good that this is the way things are.”
Mà so với câu này
“If a man does not keep pace with his companions, perhaps it is because he hears a different drummer. Let him step to the music which he hears, however measured or far away.”
Cả hai câu có cùng chung một ý rằng thế giới có người này người kia, để yên và ủng hộ ai đi đường nấy đi. Nhưng câu nào hay hơn? Câu nào sẽ là cái phao cứu rỗi một đời người?
Câu thứ hai của Henri David Thoreau. (Nhất định phải đọc của Thoreau.)

Một thế giới không có phép ẩn ý thì sao nhỉ?
Điều tuyệt vời của ẩn dụ là ta không cần phải ở trong bối cảnh của tác giả, thậm chí không cần đọc sách mà vẫn bị “chạm”, bị lay động bởi nó.
“You’ve probably experienced something similar in your life, for “we are lost, and then we’re found” is one of history’s great themes. And when we are found, it’s often because of soul-stirring words from writers whose thoughts have lived on in their works.”
Đọc đoạn này mà mình vỗ đùi đen đét vì thấy đúng quá. Ừ có khi mình có trải qua một sự kiện hoặc suy nghĩ trong đầu về một thứ với hình dung và cách diễn đạt của mình. Sau đó gặp được một ai đó nói về nó bằng câu chữ khác, mình thấy đúng là “tâm hồn bị xáo động” ý.
Bạn có tưởng tượng ra được một thế giới mà thiếu đi những phép tu từ này không? Vì khi đó thời gian sẽ không “trôi”, ta không “lãng phí” thời gian, cuộc sống không thể “trống rỗng” hay “nghèo nàn” được.
Và
You couldn’t capture someone’s interest, fall head over heels in love, or break another person’s heart. You couldn’t rise to the occasion, dodge a question, or spring to action. You couldn’t close the book on a difficult period in your life, or begin a new chapter. You couldn’t chase your dreamse, hold a belief, seize the day, or even think about the pursuit of happiness. In a world without metaphor, human communication would be crippled.
The Absolute True Diary of a Part-time Indian
Lần thứ hai đọc cuốn này và phát hiện ra nhiều điểm mới trong suy nghĩ so với lần đầu tiên đọc. Và truyện vẫn rất hài 🤣
Như là để người khác bước vào lòng mình một tí để họ được giúp đỡ mình.
If you let people into your life a little bit, they can be pretty damn amazing.
Như là việc Trái đất thực ra không bị phân chia thành da đen – da đỏ – da trắng, straight hay LGBTQ+, dân chủ hay cộng hòa, mắt nâu hay mắt xanh. Trái đất này được chia làm người this và người that. Assholes và non-assholes.

Flow và the Foundation of Positive Psychology

Mihaly Csikszentmihalyi (viết ra chỉ để thấy tên dài) rất nổi tiếng với khái niệm Flow của ông. Flow được ông ấy định nghĩa là cảm giác hoàn toàn chìm đắm và tập trung vào công việc đang làm, trò chơi đang chơi. Một dạng thức của hạnh phúc thiệt sự. Mình tò mò về trải nghiệm tập trung quên trời đất này và cách mà họ nghiên cứu để rút ra khái niệm này nên tìm đọc nghiên cứu gốc trước thay vì đọc cuốn sách thường thức Flow.
Nghiên cứu của Mihaly Csikszentmihalyi được nhắc lại trong rất nhiều cuốn sách về tập trung và năng suất làm việc, kiểu không thể thiếu được luôn ý. Riêng về cuốn này tuy là sách học thuật nhưng phải nói cách viết của Mihaly Csikszentmihalyi rất đáng khâm phục. Rất mượt mà, không quá khó và … mất hứng như những bài báo khoa học mình hay đọc.
Cùng với đó, cũng có một cuốn tên Creativity mà Mihaly Csikszentmihalyi tóm tắt và tổng hợp những cuộc phỏng vấn những nghệ sĩ, doanh nhân và nhà khoa học, … có khám phá to lớn trong lĩnh vực của họ để phát hiện những yếu tố cần thiết để một cá nhân có thể sáng-tạo được đến như vậy.
Chúc bạn đọc vui,
The Too Blue Scientist