Bài này viết gì?
Cảm xúc là một chủ đề lớn mà mình hứng thú tìm hiểu trong năm 2020. Qua góc nhìn của nhiều tác giả, nhiều thể loại, mình thấy được những định nghĩa chung của cảm xúc (Cảm xúc là gì?). Cũng nhờ góc nhìn đa dạng mà mình thấy cách tiếp cận với cảm xúc của mỗi người một khác.
Sau đây, sẽ là 4 vị trí cao nhất của giải Sách Too Good 2020 do chính mình trao tặng. Tèn ten 🎺. 5 vị trí thấp hơn được công bố ở đây.
4. Sách dạy viết hay nhất: Bird by bird của Anne Lamott
Mình để ý rồi: những cuốn sách mình rất thích, tác giả đều cho người đọc thấy họ là người … bình thường. Họ dạy mà như không dạy.
Ví dụ về viết lách. Để viết hay, Lamott bảo cần hay viết, và vì thế cần tinh thần kỉ luật. Nhưng bà không mặc áo chống đạn trong sách, kiểu “cứ đều đặn hàng ngày 9 giờ sáng, ngồi xuống viết ra đi”. Mà bà viết về những khó khă gặp phải, những giây phút nản chí, chán chường, tự chỉ trích bản thân, những cuộc thoại không ngừng phiền phức với người ngoài, tất cả ngăn chặn bà ngồi xuống với cái máy đánh chữ.
Nhưng bằng một cách nào đó, họ vẫn tìm cách viết, vì đó là cách duy nhất. Họ viết không phải vì sáng tạo. Họ sáng tạo vì họ viết.
Theo cách nói của Brene Brown, Lamott đã cho độc giả thấy “vulnerability” của mình, và những độc giả ấy đã bị thuyết phục.
Đây sẽ là cuốn sách mình muốn giữ lại cả cuốn chứ không trích xuất tips ra rồi để qua một bên như Để trở thành nhà văn.
Anne Lamott đã trả lời cho câu hỏi “Viết như thế nào?” bằng những câu chuyện mà bà thể hiện ngay kĩ năng thượng thừa của mình qua từng câu chữ.
Để mình ví dụ:

3. Sách dành cho wedding planners hay nhất: The Art of Gathering của Priya Parker
Không chỉ wedding planners, nếu bạn từng cảm thấy có gì đó sai sai trong những cuộc gặp gỡ mà chúng ta từng được/phải tham dự, cuốn sách này có thể cho biết tại sao. Giải thích lí do chỉ dựa trên lí thuyết “hướng nội, hướng ngoại” là chưa đủ.
Cuốn sách còn dành cho những ai máu mê tụ họp và muốn cải thiện những dịp gặp gỡ này.
Tác giả đặt những câu hỏi rất first principle thinking: Tại sao phải tụ họp? Tại sao họp giao ban đầu giờ? Tại sao ăn mừng sinh nhật? Tại sao họp công ty? Tại sao tổ chức đầy tháng? Tại sao phải nói chuyện về sách? Sau khi đào bới thật sâu để trả lời những câu hỏi này, người tổ chức sẽ có được kế hoạch tổ chức những events thật sự liên quan đến những người tham dự lẫn chính họ.
The Art of Gathering đã giúp mình có nền tảng để xây dựng nên những buổi meet-up độc nhất ở MindTriibe.

⛑ Sách của tác giả trẻ “có tâm”: Permission to Feel của Marc Brackett
Vì sao phải giáo dục cảm xúc cho trẻ? Mình từng đặt câu hỏi này từ hồi lâu đọc cuốn Luật trí não dành cho trẻ, khi tựa sách ghi “giáo dục trí thông minh và cảm xúc cho trẻ”.
Khi đọc Permission to Feel, rồi tới Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ (2021) thì mình hiểu ra: Rất nhiều những mâu thuẫn, vết thương lòng xảy ra giữa người với người đến từ việc thiếu khả năng bày tỏ cảm xúc, nhu cầu của mình, và hiểu thông cảm xúc của người khác. Cách chúng ta hay làm là đóng trụ bê tông rồi xây tường rào dây thép gai nhọt hoắt giam giữ những cảm xúc-nhu cầu đó lại. Hoặc có bộc lộ ra, nhưng nhắm trật đối tượng.
Permission to Feel viết về cảm xúc nhưng không qua góc nhìn self-help hay quá thiên về khoa học và tâm lí, mà 60% là qua con mắt của giáo viên và gia đình. Đọc sách, mình biết thêm về từ vựng cảm xúc, nguyên nhân và lí thuyết, còn hiểu được cách thực hành với mình và người khác.
Tác giả “có tâm” ở chỗ đã luôn đặt mình vào vị trí của giáo viên và cha mẹ, những người không chuyên, để cảm thông. Sau đó mới giải thích lí do và cách giáo dục cảm xúc cho chính họ và con em mình. Không hề có chỉ trích khó nhằn, kiểu sách của Montessori, khiến người đọc bị dội (“ui, mấy thứ lí thuyết.”).
Một điều đáng quí khác của Marc Brackett khi ông đưa những câu chuyện của chính ông hồi nhỏ: bị bắt nạt, bị cha mẹ đối xử không khéo, được “cứu” bởi chú Marvin của mình – người đã thực sự, thực sự muốn biết ông cảm thấy như nào.

👑 Sách Hay Nhất! “Surely You’re Joking, Mr. Feynman!”: Adventures of a Curious Character của Richard P. Feynman

Nếu người hùng, thần tượng của bạn là những nhà khoa học, hãy đọc thêm Feynman nữa.
Một tính cách lớn, tự tin, đam mê, ham học hỏi, khiêm nhường và hài hước vô cùng.
Đây là cuốn sách mình từng ôm lên giường khi đi ngủ để đọc, cũng là nó lôi mình ngồi dậy để ghi chú.
Mình đã từng viết vài bài về cuốn sách này, giải thích về ý tưởng viết một cuốn tự truyện của chúng ta, về first principle thinking và khái niệm dạy học khoa học.
Ai từng quan sát kiến 🐜 🐜 🐜 mà hứng thú thế này thì giơ tay nhé.

The Too Blue Scientist
Cảm ơn bạn đã đọc nguyên lễ trao giải Sách Too Good của mình. Còn bạn? Cuốn sách yêu thích của bạn năm 2020 là?
✨Niềm vui ✨ khi viết bài này phóng lên không trung 🌏 🚀, vượt qua cả đường Kármán, nhờ được tiếp thêm nhiên liệu từ sự ủng hộ 🧧💸 của Hoàng Tâm, Yến Phạm, Ngân và An, Rosie, chị Linh Trịnh, chị Quỳnh Như, Mắt Bét, Saoline, Law, Trân, Diên An, cô Vân, Thảo, Vân Anh và nhiều bạn đọc khác.
Nếu thích bài viết này,
Bạn có thể:
👉 Chia sẻ bài viết