Vấn Đề Của Việc Đọc: Đúng Bài, Sai Thời Điểm

You are currently viewing Vấn Đề Của Việc Đọc: Đúng Bài, Sai Thời Điểm

Bài viết này là Thư cuối tuần của Bộ lạc Sách MindTriibe, mình mượn qua đây cho bạn cùng đọc. 😄 Nếu bạn muốn đọc cùng tụi mình, hãy vào chơi nhé.

“Phòng”

Công nghệ cho phép ta tiếp xúc và ghi nhận “một đống” thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Có nguồn mình sẽ cho qua, có nguồn mình muốn giữ lại để “phòng khi dùng tới”. 

Ai ai cũng biết cách lưu trữ. Ghi lại bài học bằng giấy bút, chụp hình slide PPT, gạch chân hay highlight trong sách, “chia sẻ” về trang cá nhân trên Facebook, ấn nút Lưu (Save) trên Facebook, post lên Story trên Instagram, sao chép và cắt dán (copy – paste) từ chỗ này tới chỗ khác. 

Nhưng vấn đề không phải là chuyển nội dung từ nơi này qua nơi khác, mà làm sao để lưu giữ nó theo thời gian.

Bạn cứ nghĩ mà xem lần gần nhất lướt lướt thấy một thông tin gì đó hay ho muốn lưu lại để “phòng” là khi nào? 

Khi đọc cuốn Lời hứa của một cây bút chì về NGO, mình rất muốn làm gì đó về NGO nhưng không thể làm ngay tại thời điểm đó. Hay tình cờ đọc được bài viết về đầu tư, nhưng chưa có tiền dư để đầu tư **ngay**. Đọc Đàn ông sao Hoả, đàn bà sao Kim nhưng phải đợi đến lúc có ai đó rồi mới áp dụng được. Đọc về cách hình thành thói quen nhưng rất nhiều tips đã lưu giữ thì nhớ lại được bao nhiêu để dùng? 

Ờ đương nhiên đọc là vui rồi, cảm giác lúc đọc trí tò mò như nở nở ra là đủ hạnh phúc rồi. Nhưng nếu bạn muốn đọc “hiệu quả hơn” thì có thể cần hỏi: “Ok, đọc xong rồi thì làm gì nữa?”

Chìa khoá

Không phải là nhớ được càng nhiều, hay đọc càng nhiều càng tốt. Cũng không phải giải quyết bằng cách bỏ luôn không đọc nữa vì “đọc cũng chả nhớ được gì”.

Vấn đề nằm ở chỗ mình đọc “sai thời điểm”.

Tức là đọc với không một câu hỏi định hướng trong đầu. Mục tiêu là đọc để khám phá, không phải để tìm ra một câu trả lời nào. 

Khi không có câu hỏi hay một nhu cầu cần giải quyết, những thông tin thu nhận được sẽ là nice to have. Kiểu ngẫu nhiên (serendipity) vô thưởng vô phạt, không có cũng không sao.

Ví dụ, xem YouTube gợi ý ngẫu nhiên một video về quản lí thời gian. Nó hay thật đấy, nhưng bạn có quá nhiều việc để mà quản lí thì chưa cần ngay. 

Hay lướt facebook của những influencers ta có thể có một đống ý tưởng mà “mình có thể làm”. Nhưng những kinh nghiệm và “cái hay” của họ cũng có thể trở thành thứ khiến ta mất tập trung, xa rời khỏi cái mà ta nhắm tới.

Vậy ở bên kia của the spectrum of reading styles là kiểu đọc có chủ ý, định hướng và có một câu hỏi bên trong. Bạn sẽ đọc một cách intentionally, mindful và có ghi chú lại hẳn hoi. 

Và những ghi chú này sẽ là cái bạn khiến những điều bạn hứng thú đi cùng bạn theo thời gian. Đây là chìa khoá.

Hay nhưng chưa cần ngay

Những thông tin đó hay (!), nhưng ta chưa cần ngay, nhưng kiểu gì cũng sẽ cần. Khi đọc qua, nó là lí thuyết của bạn. Nhưng nó (đã) là thực tế của một người khác. Chỉ đến khi bạn thực sự dùng đến nó, kiến thức đó mới trở thành thực tế của bạn. Lí thuyết – thực tế cũng không xa lắm nhỉ?! 

Tóm tắt bài này:

– Đọc có định hướng bằng một câu hỏi hoặc vấn đề trong đầu khác với kiểu đọc ngẫu nhiên. Chúng ở hai đầu của một spectrum.

– “Có hiệu quả” và “vui” có thể đi chung với nhau. 

– Vấn đề nằm ở chỗ bạn đọc sai thời điểm.

– Cách giải quyết là tạo một hệ thống khiến kiến thức “đi cùng bạn theo thời gian.”

– Lí thuyết của người này là thực tế và kinh nghiệm của người kia. 

Vậy tổ chức thông tin như nào để nó “đi cùng bạn theo thời gian”? 

Well, let’s see. 

MindTriibe x The Too Blue Scientist

– Ảnh của Rosie tại Indie Hackers

– Bài viết được lấy cảm hứng từ khoá học Build A Second Brain của Tiago Forte và Forte Labs.