Hình ảnh của cậu bé này phải là ảnh bìa, dù mờ đến mấy. Tụi chúng nó cùng bố mẹ xếp hàng dài để được nhảy lên cái xe đạp. Đạp phải nhanh và liên tục để đủ năng lượng làm đèn sáng và chạy ổ đĩa CD chơi nhạc. Nhưng sự xuất sắc của gian hàng này được thể hiện qua cô quản trò không biết mệt mỏi. Thật là hay.
Gian hàng này tập trung rất nhiều đồ chơi khoa học đã được sản xuất. Nào là “chuông reo là bắn”, ảo giáo gương cầu lõm, và Chatter Ring (một món đồ chơi xuất phát từ New Zealand).
Đây là Stormbreaker.
“Chợ đêm khoa học” trong dịch COVID trông như này đây. Taiwan là một trong những nước đã và vẫn đang kiểm soát dịch COVID xuất sắc tính tới thời điểm này. Không gian xung quanh sân khấu là các gian hàng đồ ăn và trò chơi khoa học.
Phiên bản điện tín xịn. Gõ – ấn giữ. Ấn giữ – gõ gõ gõ.
Một trong những đơn vị mang sản phẩm giáo dục lập trình đến chơi.
Giả lập lái máy bay?! Ở bên ngoài sảnh của trung tâm khoa học, có rất nhiều đơn vị mang theo đầy đủ công nghệ cao lẫn “hơi cao” để người xem “vọc”.
Hai cậu “thợ” đang làm sẵn phần đế để cung cấp cho gian hàng của các em.
Bộ đài phát thanh bên này sẽ bắt những tín hiệu được truyền từ bên kia sang cho người nghe giải mã.
Ồ, nhìn thấy con cá con đang thở luôn kìa!
Một hệ máy điện tín bằng mã Morse đơn giản.
Phản xạ của bạn nhay cỡ nào?
Gian hàng này được phụ trách bởi các bạn học sinh lớp 6 – 7. Ừ, lớp 6 – 7!
Hai cô bé có mặt gần như trên mọi mặt trận. Mỗi người một đầu, lắc lư nhún nhảy sao đó để quả bóng tìm được đường thoát khỏi mê cung, qua cầu và đi đến đích. Người “lớn” không nhét được bụng qua thì nhét đầu thôi là đủ rồi.
2020 Taiwan SciFest. Chủ đề năm nay của ngày hội là The Earth, Ours to Care. Lễ hội năm nay được tổ chức tại cả trong lẫn ngoài, từ sáng tới tối tại Trung tâm giáo dục khoa học Taiwan.
Đây là một “thunder sound maker”. Mjölnir phiên bản nhỏ.
Đài phát thanh giáo dục National Education Radio đến Lễ hội khoa học mang theo một phòng Studio ngay tại thực địa để đón khách mời vào xem. Máy móc, chỉnh âm thanh, micro và cái bảng “On Air” chuyên nghiệp. So coool!
Trong những tấm bản đồ, biểu đồ, chúng ta thấy rất nhiều màu sắc khác nhau. Ý nghĩa của chúng là gì? Làm sao để biểu diễn dữ liệu bằng màu sắc được? Đơn vị này trưng bày một vali giải thích cách máy tính “mã hoá” màu sắc từ hệ RGB sang hệ màu HEX. Có một cái máy tính ở bên cạnh mở sẵn một chương trình bằng file Excel, lưu nhiệt độ và lượng mưa của 7 quần xã sinh vật trên đất liền (biome). Một địa điểm nào đó đang ở mùa đông mà lại có nhiệt độ màu cam là đáng quan tâm lắm.
Sân khấu trong trung tâm vào ban ngày đây. Trẻ con xếp hàng để được bước lên cây cầu “cây” do nhóm hồi nãy đã vất vả lắp ghép. Trước đó là cảnh tụi nhóc tập trung chực chờ ào lên sân khấu để thử. Chốc lát sau đã thấy chúng xếp thành hàng lối đợi nắm tay lên cầu rồi.
Những cô chú tình nguyện viên của Trung tâm giáo dục khoa học trông đã lớn tuổi. Mình nghe bạn nói họ là những người đã về hưu, vẫn hay phụ trách giới thiệu và quản lí triển lãm cho trung tâm. Ngày hội này thì họ ra “chợ đêm khoa học” này để quản trò.
Cậu bé này đang hướng dẫn hai … nghiên cứu sinh bạn mình làm nam châm điện và tàu điện. Dù tiếng Anh không ổn, cậu và bạn mình vẫn tìm mọi cách để mà giải thích cho người lớn cách làm và làm vậy để làm gì. Nhìn chúng loay hoay với vốn tiếng Anh ít ỏi, với điện thoại mở Google Translate mà thấy khâm phục ghê.
Một trong bốn diễn viên đang nhảy múa trong đám đông công chúng trước khi tiến vào sân khấu. Mình rất bất ngờ với cách họ khai mạc lễ hội khoa học này. Chưa bao giờ mình thấy một phần biểu diễn kết hợp khoa học + nghệ thuật mà yếu tố nghệ thuật lại được đề cao đến vậy. Hoá ra, việc trình diễn nghệ thuật + khoa học đã là một truyền thống từ lâu trong giới truyền thông khoa học ở Taiwan.
Một gian hàng lắp ghép mô hình cầu. Chính mô hình này đã được biểu diễn trên sân khấu. Trẻ em mỗi đứa một tính. Có đứa phải đến chạy đạp xe trong giai điệu sôi động. Có đứa thì chằm chằm đứng một chỗ lắp bằng được mô hình, dựng bằng được cái chai nước trên những mảnh giấy lá bài thì thôi.
Kính lúp phóng siêu to với cấu tạo khá đơn giản. Một bệ đỡ bằng mica, một nơi để tiêu bản, đèn LED và một thấu kính hội tụ mình chưa rõ tiêu cự. Nhưng hình ảnh thu được sống động lắm nha.
Năng lượng xanh nhưng hiện không quá “xanh”.
Đây là nhóm xây cầu trên sân khấu. Có một mô hình mẫu cho chúng đối chiếu để đỡ mất thời gian.
Trường phổ thông Nữ Keelung đến ngày hội khoa học này với một trò chơi khá hack não. Đòi hỏi người chơi phải dùng Google Maps và Google Street một cách thành thục.
Trò “Nước đi dây” này làm mình nhớ đến Physics is Magic ghê gớm. Trò này yêu cầu bố mẹ hoặc người đi cùng chơi với em. Mình thấy những trò chơi trong lễ hội không được giải thích nhiều, ngoài cái bảng luật chơi treo trước mỗi gian hàng.