Hồi đặt chân qua một đất nước mới, trong mình xuất hiện một cảm giác rất đặc biệt. Tạm gọi tên nó là “xung quanh không có ai đánh giá”. Gần như có thể thoải-mái-làm-mọi-thứ mình thích mà không thấy “ngại”. Đầu tóc, quần áo,… Mình luôn thắc mắc về nguồn gốc mỗi khi nó đến và thỉnh thoảng cố tìm câu trả lời.
Khi về Việt Nam, tuy không phải do có người xét nét thật hay gì nhưng cảm giác này biến mất. Cảm nhận này cũng được thừa nhận bằng tiếng vỗ đùi đét một cái “đúng đúng, tao cũng thấy thế” của đứa bạn.
Một trong những giả thuyết là do mình không hiểu đám đông xung quanh đang nói gì. Với vốn từ tiếng Trung chỉ đủ để gọi đồ ăn và nói chuyện một cách lịch sự như công dân kiểu mẫu, trình nghe-nói-đọc-viết ở dưới chuẩn. Lời nói của họ gần như là … tiếng ồn. Nhờ vậy mình không phải nạp hình ảnh/ý nghĩa của những câu chuyện đời thường quanh đó vào đầu. Không nghe được mấy từ ngữ đánh giá hay buôn chuyện, dần dần quen. Rồi thì tự tin hơn, điếc không sợ súng chăng? Một kiểu tĩnh lặng.
Từ ngày (lại) quyết định hạn chế sử dụng mạng xã hội, tự thấy đầu óc thoáng hơn một tí. Hồi trước mình để ý news feed như sóng biển. Một đợt tranh luận về một chủ đề nổi lên, kéo dài được vài ngày lại tan. Rồi đợt sóng khác lại kéo đến không dứt. Mình chọn không nạp vào tin tức “mọi lúc, mọi nơi” và thay bằng cách đọc một bài phân tích dài và sâu sau khi mọi sự đã rồi là đủ. Tìm thấy tĩnh lặng trên mạng. Về sau mỗi lần quay lại fb thấy quá tải rất khó chịu.
Rồi tự hỏi ở thành phố quen thuộc mình từng sống thì tìm tĩnh lặng kiểu gì? Cứ phải lên Đà Lạt à? Làm sao để an trú giữa đời như Phiên Nghiên bảo? Mình bắt được hai câu chuyện này.
Đột nhiên, trong khi lật giở một trang sách, Yoshio nghe thấy nó.
Không có tiếng bước chân, không có tiếng người cười nói, không có đài phát thanh, không có rừng tre, không có tiếng đàn tích tịch.
Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, Yoshio còn không thể nghe được âm thanh nơi hơi thở của mình. Mọi thứ như ngừng lại bên trong cậu. Yên bình, như khu vườn sau trời tuyết. Như đệm lông vũ dần khô dưới ánh mặt trời.
Tĩnh lặng tồn tại ở giữa, làm nền cho những tiếng động khác. Nó luôn ở đó.
The Sound of Silence của Katrina Goldsaito
The Too Blue Scientist
Pingback: Viết về lifelong learning | The Too Blue Scientist
Here comes the specific topic: the correlation analysis of habitat and the liberation of human characters (just for fun) ^~^
It’s interesting. Let see if any theory behind those terms yet. But your research question is quite good btw :))
That feeling is so common, right? Your theory sounds reasonable. I even notice that our do-it-all version also appears in a short-term travel (no matter the language of the community we are in).Some suddenly can participate in a group dancing, some no longer fear to wear a bikini, some just feel OK to drink beer, etc. Wow this topic is so interesting and even appropriate for a thesis of social studies :D.
Yeah. I’m not sure about the short-term travel part. Besides language, however, there’s one more component I can think of is time. Like with that short amount of time being there, we won’t care so much about what native people think of us.
If you want to figure out that question, just go for it. But I’m not quite sure about the rationale of doing research on this topic. :))