Công cụ giúp chọn tài nguyên STEM chất lượng

You are currently viewing Công cụ giúp chọn tài nguyên STEM chất lượng
Trang Pinterest với từ khóa STEM activity

Bài viết tóm tắt, lược dịch, trình bày lại và bình luận từ bài báo gốc To Pin or Not to Pin*? Choosing, Using, and Sharing High-Quality STEM Resources.

Tạp chí Young Children Journal của National Association for the Education of Young Children (NAEYC), số ra 7/2019.

Nhóm tác giả: Sherri Petterson, Cindy Hoisington, Peggy Ashbrook, Beth Dykstra Van Meeteren, Rosemary Geiken, Sonia Akiko Yoshizawa, Sandy Chilton, and Joseph B. Robinson.

 
 
 
 

Khó khăn của giáo viên

Sắp tới sẽ “có thể” có những thay đổi lớn trong việc dạy và học khoa học ở Việt Nam theo chương trình mới. Nhiều nơi các giáo viên đã, đang và sẽ được tập huấn để chuẩn bị tốt nhất nhằm đáp ứng kịp thời nhưng chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn trong triển khai thực tế giảng dạy. Một trong những lo lắng đó có thể là thiếu hoạt động và ý tưởng tổ chức hoạt động. Nếu vậy thì bài viết này sẽ giúp được bạn đấy.

Không chỉ ở Việt Nam mà các giáo viên từ Pre-K tới lớp 3 ở Mỹ cũng phải xoay sở với khung chương trình NGSS vì họ cảm thấy mình không được chuẩn bị tốt để dạy những môn STEM, không biết nên để học sinh làm gì và học gì. Những giáo viên này đang rất cần được phát triển chuyên môn để có thể tiếp cận với NGSS hay chuẩn chương trình của bang. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ của trường học (nơi họ đang làm việc) vì chỉ có điểm toán và ngôn ngữ là được “tính”.

Vì buộc phải đi một mình nên giáo viên tích cực sử dụng những trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tumblr, Pinterest, … và các blog giáo viên như là nguồn tài nguyên và ý tưởng STEM. Tuy vậy, không phải lúc nào chất lượng của những nguồn này cũng được đảm bảo.

Bài viết đưa ra định nghĩa các hoạt động được nhóm tác giả cho là STEM và bộ công cụ giúp giáo viên lựa chọn những tài nguyên tốt giữa vô vàn thứ có vẻ hay ho trên các trang mạng này.

TPT
Trang bán tài liệu dạy học Teachers Pay Teachers

STEM hay không phải STEM?

Vậy những hoạt động như thế nào thì không phải STEM? Những hoạt động mà không lôi cuốn trẻ khám phá thêm, đặt câu hỏi, xác định vấn đề, tiến hành điều tra thí nghiệm, có thể mắc sai lầm và học từ lỗi sai đó thiết kế và thử nghiệm nhiều giải pháp khả thi hay đề xuất ý tưởng. Ví dụ:

1. Những hoạt động, dự án thủ công với rất ít sự tập trung dành cho việc khám phá khoa học (làm một cái vòng đeo cổ từ các loại hạt giống nhiều khả năng lôi cuốn trẻ thích thú với trang sức hơn là đặc điểm và vai trò của hạt).

2. Những hoạt động trình diễn dễ làm nhầm lẫn các khái niệm khoa học (chế tạo núi lửa phun trào từ baking soda và giấm là một ví dụ về phản ứng hóa học, không phải về lớp vỏ Trái đất hay về dung nham).

3. Trẻ làm theo một hoạt động gồm nhiều bước để tạo ra những thứ ngoài mong đợi (làm pin khoai tây đèn LED như là một hoạt động ngắn chứ không tìm hiểu sâu hơn về điện).

Để chọn hoạt động STEM xịn hơn

Nhóm tác giả phát triển một công cụ để giúp giáo viên có cái nhìn chặt chẽ hơn nữa dành cho các hoạt động và giáo án online để tìm ra được những tài nguyên có chất lượng tốt. Công cụ tên là “Choosing and Using High-Quality, Developmentally Appropriate STEM Resources”.

Công cụ này gồm hai bộ câu hỏi (hai bộ câu tự-hỏi) để giáo viên đánh giá các hoạt động STEM và xem có thể áp dụng chúng như thế nào vào lớp học của họ. Có thể sử dụng cho các môn khoa học tự nhiên (physical science, engineering, life science và earth science).

Bộ câu hỏi 1: Cân nhắc cơ hội để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động khoa học và kỹ thuật. Lưu ý: giáo viên nên cung cấp những hoạt động STEM có kết nối với những trải nghiệm, kiến thức sẵn có ở trẻ hoạt động nên khuyến khích trẻ thử nghiệm nhiều ý tưởng. 

Bộ câu hỏi 2: Giúp giáo viên hình dung ra kế hoạch thực hiện hoạt động muốn chọn hoặc có thêm những ý tưởng để điều chỉnh hoạt động để có thêm nhiều công đoạn cho trẻ tham gia vào quá trình khám phá khoa học, kỹ thuật.

Sau một thời gian sử dụng công cụ, giáo viên có thể tự hỏi mình những câu hỏi này để đánh giá hoạt động một cách nhanh chóng hơn.

Tuy tác giả phát triển bộ công cụ hướng tới khối lớp nhỏ và rất nhỏ, mình nghĩ có thể dựa vào đó để lựa chọn tài nguyên cho các bậc học lớn hơn. Ngoài ra, định nghĩa STEM bài viết đưa ra khá là “chặt”, không rõ mức độ mà giáo viên dạy STEM ở mức độ và định nghĩa nào nhưng mình nghĩ rằng bộ câu hỏi sẽ có ích.

Mình sẽ để link tải bản Việt hóa ở dưới này vì nó dài và không tiện đưa vào bài viết.

Hi vọng nó sẽ hỗ trợ được bạn. Chia sẻ ý kiến về công cụ này với mình nhé.

Cảm ơn bạn đã đọc bài,

The Too Blue Scientist

Leave a Reply