Review sách: Để trở thành nhà văn – Nguyễn Duy Cần

You are currently viewing Review sách: Để trở thành nhà văn – Nguyễn Duy Cần
Những cuốn sách mình mang theo

Trong sách có gì?

Cuốn sách của tác giả Nguyễn Duy Cần rất mỏng nhưng truyền tải được hết sức ngắn gọn và đầy đủ về những gì ông muốn nói với những người viết, cả dân chuyên nghiệp lẫn đang tập tành. Sách gồm hai phần: Làm sao để trở thành nhà văn và Làm sao để trở thành nhà phê bình.

Giọng văn có mùi cũ cũ nhưng sang trọng và uyên bác lắm. Với khung thời gian của những ngày tháng cũ, tài liệu tác giả sử dụng để bày tỏ luận điểm của mình là những tác phẩm nổi tiếng của các tư tưởng gia lỗi lạc, sẽ có phần lạ lẫm với những bạn đọc ngày nay. Nhưng những lời hơi khó hiểu này mang tính vượt thời gian, đáng để suy ngẫm và hoàn toàn có thể mang ra thực hành ngay được.

Vậy làm sao để trở thành một người viết?

1. Có chuyện gì đó đáng để kể lại, có suy nghĩ nào đó đáng để chia sẻ. 

2. Để ý những chuyện khiến mình không hài lòng xảy ra xung quanh và trong cả cuộc sống của mình.

3. Có một lối suy nghĩ mang tính độc đáo, cá nhân hóa với lập trường vững vàng. Chỉ có vậy mới mong kéo được độc giả đi theo mình. Giữa hàng ngàn phong cách, hàng vạn tư tưởng, quan điểm và lối viết của anh là gì?

4. Đọc sách nhiều để kết nối nhiều ý tưởng đã cũ, đã được nói thành những ý tưởng mới mẻ. Suy cho cùng ta đang đứng trên vai những người khổng lồ.

5. Phải biết quan sát. Cùng một sự việc, một vấn đề, hãy quan sát để tìm ra chỗ người khác chưa khai thác. Khi đọc sách và chấp nhận suy nghĩ của tác giả, chúng ta sẽ có một cái đầu đầy thành kiến đối với một sự việc. Vậy thì thử tìm xem góc nhìn đặc biệt nào chưa được tác giả nói lên?

6. Phải ấp ủ ý tưởng, thêm bớt mỗi ngày. Mỗi bài viết, mỗi cuốn sách phải là một công trình dày công nghiên cứu và đầu tư.

7. Mỗi bài phải có một luận điểm chính. Đây là rường cột, là xương sống. Tất cả các chi tiết khác, dù to nhỏ đều phải bổ sung cho cái xương sống này, không nên lan man và “phung phí những chi tiết quá vụn vặt”.

8. Viết làm sao để người đọc có chỗ tham gia vào, cố gắng không viết hết phần suy nghĩ của họ.

9. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách gột bỏ sự ngoại lai và kiểm tra kỹ càng chính tả.

10. Kết cho khéo. Bài viết bàn luận quan điểm thì phải đưa ra kết luận góc nhìn của mình. Tiểu thuyết thì để lại “dư âm” cho người đọc.

11. Viết đi, đừng sợ. “Nếu do dự, không chịu khai bút, thì không bao giờ làm gì được.” Viết thương xuyên, đều đặn là cách luyện tập tốt nhất. Hãy dám viết câu mở đầu, rồi từ từ mọi thứ đâu sẽ vào đấy.

This Post Has One Comment

Leave a Reply