The War of Art – Vũ khí mạnh nhất của con người

You are currently viewing The War of Art – Vũ khí mạnh nhất của con người

Vũ khí mạnh nhất của con người

Steven Pressfield đã tìm ra một vũ khí có sức tàn phá cực lớn được phát minh bởi con người. Theo ông, chỉ cần loại bỏ được nó, nhà tù và bệnh viện sẽ đóng cửa, dịch bệnh bị đẩy lùi, đồ ăn nhanh bị phớt lờ, thuốc lá rượu bia dẹp tiệm, súng đạn là đồ vứt đi rồi người người cùng động thực vật nắm tay nhau hát bài ca hòa bình.

Vũ khí ấy là gì?

kindle quote
What if tomorrow morning we woke up with the power to take the first step toward pursuing our dreams, then …

“Hầu hết chúng ta đều có hai cuộc sống…”

“… một cái ta đang sống, và một cái ta không sống.” Hay nói cách khác thì ta sống trong một vũ trụ của thực tại và một vũ trụ của mong muốn. Nếu bạn là một Youtuber không có video nào, một blogger không có bài viết nào, một nhà khởi nghiệp không có một công ty nào, … thì bạn biết tác giả nói về điều gì rồi.

Đối tượng độc giả Steven hướng tới là dân sáng tạo hay nghệ sĩ. Tuy nhiên, những người hàng ngày phải tạo ra một sản phẩm mới từ số 0, không nằm trong một dây chuyền tự động khổng lồ nào, đều nên nhận biết nó. Chẳng phải ai cũng (từng) ước mơ tạo ra được một cái gì đó (lớn lao) sao? Chương 1 của sách bắn một viên đạn bạc vào tim đen của mỗi người khi tác giả lần lượt liệt kê từng tính năng của vũ khí này. Tự ngẫm nghĩ ê hình như cái này quen quen.

Vũ khí đó là resistance hay sự cản trở, được sinh ra bên trong chúng ta.

Dấu hiệu bạn đang có vũ khí đó

Những điều bạn muốn có thể chả to tát gì. Bạn muốn bắt đầu một mối quan hệ? … nói ra. Bạn muốn gọi điện về hỏi thăm gia đình? … gọi. Bạn bè có người thân mới mất? …  hỏi thăm. Bạn muốn duy trì tình bạn xa xôi vạn dặm? … liên lạc. Điền vào chỗ trống cụm từ “Muốn, nhưng không”.

Bạn muốn, nhưng không làm. Vì sao? Vì nỗi sợ.

kindle quote
“Most of us define ourselves hierarchically and don’t even know it.”

Hai mindset

Sách đề cập đến suy nghĩ kiểu cấp bậc (Hierarchy) và kiểu lãnh thổ (Territory). Trong hệ xếp hạng cấp bậc như cách mà trường học vẫn làm, giỏi nhất ngoan nhất ở trên, kém hơn nghịch ngợm hơn thì ở dưới. Người ở trên sẽ được yêu thích hơn. Khi bạn định nghĩa mình bằng hệ này, bạn sẽ không ngừng so sánh mình với người khác. Bạn nhìn lên nhìn xuống xem người khác đang làm gì, cố nghĩ xem mình là ai trong mắt họ.

doodle

Bạn quên mất việc tập trung vào chính mình.

Đối với hệ Territory thì khác, bạn là chủ của lãnh thổ đó. Bạn có thế giới riêng và tập trung làm tốt nhất việc của mình. Bạn coi người khác là đối tác, không phải để so sánh ai hơn ai. Joseph Gorden-Levitt mới nói về sự so sánh, cạnh tranh trong thời đại mạng xã hội trên TED.

Nên đọc lại nhiều lần vì…

Sách dành cho những người muốn đọc ít chữ khi các luận điểm được trình bày tách bạch, dễ đọc và những lý lẽ hỗ trợ cho chúng chỉ dài cùng lắm có vài câu đến hơn một trang. Giọng văn giàu hình ảnh, đọc một câu thì trong đầu bạn sẽ lập tức tưởng tượng ra điều tác giả muốn nói … cho tới khi bạn bắt đầu chương 2. Sau đó thì The War of Art làm nản lòng người đọc kinh khủng khi rất nhiều ý tưởng hay ho nằm đâu đó trong một đống lời dẫn dài dằng dặc và lối viết nhân hóa quá đáng. Nhưng mà lâu lâu cần lấy ra đọc lại thấy thấm hơn.

Trên Goodreads, nhìn chung sách được đánh giá khá cao dù những bình luận gần đây chả tốt tí nào, chắc là người ta chưa đọc lại. Mình nghĩ cuốn sách này sẽ cứu bạn mỗi khi “ai đó vô hình” kéo bạn ngã xuống. Trong trường hợp muốn đọc, hãy để ý một số từ khóa sau: The Profesional, The Amateur, The Self, The Ego, The Hierarchy, The Territory.

kindle quote

Do it or Don’t do it

Cuối cùng, ranh giới giữa việc làm được hay không thực ra khá mong manh. Làm gì cũng không khó, chỉ có bắt tay vào làm mới khó.

Chúc bạn bắt đầu “búng đồng xu chạy đi, và nó sẽ có động lượng chạy tiếp thôi.”

The Too Blue Scientist

Leave a Reply