Trình diễn khoa học cuối tuần (1)

You are currently viewing Trình diễn khoa học cuối tuần (1)

Curious Chemistry – Tò mò Hóa học

Chiều cuối tuần, ngồi trước màn hình để xem một buổi trình diễn thí nghiệm hóa học với một người dẫn có chất giọng Anh quyến rũ của Chris Bishop. Tuy khán giả đa dạng về độ tuổi và kiến thức nền, Bishop vẫn khéo léo trình diễn rồi giải thích mượt mà những khái niệm xoay quanh phản ứng hóa học. Không hề nhân vật hóa kiến thức và vẫn tôn trọng những thuật ngữ khoa học, Bishop xây dựng kiến thức nền móng cho khán giả rồi kết nối những thứ họ chưa biết với những thứ họ đã biết. Ngoài ra, một vài câu chuyện truyền cảm hứng hóa học đang đợi bạn.

Đơn vị tổ chức sự kiện này – Royal Institution (Viện Khoa học Hoàng gia Anh) đã nổi tiếng từ rất lâu trong giới khoa học (bạn biết Michael Faraday chứ?) vẫn hay có những bài giảng cho công chúng như này và đăng trên YouTube. Mời bạn đón xem.

“While reading a textbook on chemistry, I came upon the statement ‘nitric acid acts upon copper.‘ I was getting tired of reading such absurd stuff and I determined to see what this meant. Copper was more or less familiar to me, for copper cents were then in use. I had seen a bottle marked ‘nitric acid’ on a table in the doctor’s office where I was then ‘doing time!’ I did not know its peculiarities but I was getting on and likely to learn. The spirit of adventure was upon me. Having nitric acid and copper, I had only to learn what the words ‘act upon’ meant. Then, the statement, ‘nitric acid acts upon copper’ would be something more than mere words.

Ira Remsen https://rutchem.rutgers.edu/cldf-demos/1068-cldf-demo-ira-remsen-investigation-nitric-acid

Làm Science Show khó không?

Lần đầu tiên mình được xem một cái science show (buổi trình diễn khoa học) tận mắt là hồi đi Nhật năm 2016. Thực ra trước đó, mình và các bạn bè cùng sở thích đã tổ chức vài show cho trẻ em và học sinh ở một số nơi tại Tp. Hồ Chí Minh xem. Nhưng cho tới hôm ở bảo tàng Nagoya, chưa bao giờ mình từng là khán giả cả. Từ đó trở đi, mình có thêm được vài lần đứng ngồi không yên nhìn những nhà giáo dục khoa học (science educator) biểu diễn những thí nghiệm và kể những câu chuyện khoa học.

Mặc dù thế giới giáo dục khoa học xoay quanh mình đang chuyển sang hướng cho người học tận tay làm nhiều hơn với đủ dự án thực hành, mình nghĩ việc tạo cơ hội cho học sinh nhấp nhổm, rướn cổ, mở to mắt, ồ à bất ngờ trước những màn biểu diễn thí nghiệm và những lời giải thích khoa học xác đáng vẫn rất thú vị và cần được cổ vũ.

Chúng tạo cơ hội cho khán giả thấy được niềm vui bất ngờ mà khoa học mang lại, rồi kích thích họ suy nghĩ một chút này. Quan trọng hơn hết, nó có thể mang đến một niềm cảm hứng để tò mò và khám phá. Nếu những dự án thực hành giúp học sinh hiểu cách làm (Như thế nào?), thì sự tò mò và hứng thú sẽ làm lóe lên động lực khám phá những điều quen thuộc xung quanh (Tại sao?).

Từng là người tổ chức nhiều sự kiện, mình biết việc xây dựng nên những buổi biểu diễn khoa học không dễ. Một trong những phần đau đầu nhất là giải thích hiện tượng vừa xảy ra trước mắt người xem. Tùy vào độ tuổi và kiến thức nền của khán giả mà người dẫn có ba lựa chọn: hoặc biến những thuật ngữ khoa học trở nên dễ tới “ui giời, tưởng gì” với khán giả, hoặc nâng họ lên ngang tầm với thứ ngôn ngữ đó, hoặc kết hợp cả hai.

Ở lựa chọn đầu tiên, người dẫn có thể nhân vật hóa những yêu tố khoa học: bạn này tên là nguyên tử Oxy, hai bạn nguyên tử Hydro đến nắm tay với Oxy trở thành Nước. Hoặc sử dụng những hình ảnh tương đương: phản ứng hóa học chỉ có thể xảy ra theo chiều lăn của cục đá từ trên cao xuống. Lựa chọn thứ hai, người dẫn phải nhắc tới những thuật ngữ khoa học: năng lượng, công, entropy, siêu dẫn, thu nhiệt, tỏa nhiệt, … Cuối cùng, người dẫn có thể làm kết nối cả hai cách trên. Nhìn rộng ra, cái mà một người giải thích cần làm là kết nối những cái mới với những cái đã biết.

Chuyện đánh giá một lời giải thích cho một hiện tượng khoa học “có dễ hiểu hay chưa” rất dễ dẫn đến cãi cọ trong nội bộ ban tổ chức. Vì thực tình mà nói chẳng có một thang đo nào cả, và chuyện đánh giá hoàn toàn mang tính chủ quan. Tuy vậy, vẫn có một tấm gương ta có thể nói theo: Richard Feynman. Nhưng chuyện đó nói sau.

“Taking everything into consideration, that was the most impressive experiment, and, relatively, probably the most costly experiment I have ever performed. I tell of it even now with interest. It was a revelation to me. It resulted in a desire on my part to learn more about that remarkable kind of action. Plainly, the only way to learn about it was to see its results, to experiment, to work in the laboratory.”

Ira Remsen https://rutchem.rutgers.edu/cldf-demos/1068-cldf-demo-ira-remsen-investigation-nitric-acid

The Too Blue Scientist

Leave a Reply