Bài viết này mình đã gạch bỏ một nửa phần giới thiệu app. Mình đã không còn thấy nó thú vị nữa, tuy nhiên những suy nghĩ về chuyện đọc thì vẫn còn giá trị. Từ khi viết bài này về sau mình cũng rất cẩn thận khi giới thiệu tới bạn đọc một ứng dụng nào đó.
Một trong những bài viết mình thích về cách đọc ở đây: Đọc để vui – Vui để đọc – Để đọc vui.
Có điều này cần phải thừa nhận, khi mình đã quyết định cầm một cuốn sách trên tay để đọc một cách nghiêm túc, dù nó hấp dẫn đến đâu, mình cũng muốn mau chóng hoàn thành nó.
Mình không biết có ai có cùng cảm giác này không? Điều này có phải thể hiện tính cách nóng vội và không biết thưởng thức không? Đây là câu hỏi số 1.
Mình không đọc nhiều sách self-help vì thấy cách viết lan man. Tác giả chứng minh cách của mình bằng nhiều dẫn chứng mà lại không cụ thể, hoặc quá cụ thể đến mức dẫn tên của nhân vật ở tận đâu ra (Jane, David – cuốn Đắc nhân tâm là một ví dụ). Dù vậy, phải công nhận những kiến thức trong sách thể loại này là có ích và sẽ thật hay nếu có cách nào đó mình vẫn có chúng mà không phải đọc những dòng viết-cho-dài-sách. Đây là câu hỏi số 2.
Để phân loại sách, mình chia làm nhiều loại. Trong đó, hai mảng lớn nhất là sách để đọc và sách để tra cứu. Nếu bạn cần gấp nội dung của một cuốn sách để phục vụ cho bài thuyết trình hay lấy ý tưởng để lên sân khấu làm MC (khoảng hai năm về trước) thì đọc nguyên một cuốn sách là việc làm khá sốt ruột. Bạn tìm review của nó trên Tiki, Goodreads, Amazon. Wow, có cả trăm reviews, bạn sẽ chọn đọc cái nào? Hơn nữa, review phụ thuộc rất lớn vào góc nhìn của người viết và chắc gì họ chọn đúng chỗ bạn cần để review. Đây là câu hỏi số 3.
Để trả lời cho ba câu hỏi trên, mình tình cờ biết đến Blinkist.com: Serving curious mind. Đây là trang web rút gọn sách non-fiction. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, chọn 3 chủ đề mà mình thích, gõ tên tác giả hoặc tên sách và bắt đầu đọc (tóm tắt) sách thôi. Mình thử nghiệm phần mềm này với cuốn Mini Habits (Gieo thói quen nhỏ, gặt thành công lớn – Bản tiếng Việt) và so sánh hai phiên bản.
Đầu tiên, qua phần pre-selected, Blinkist sẽ giới thiệu cho bạn biết ý chính và dẫn ra những nội dung lớn của sách. Nó còn kèm thêm Audio cho bạn nghe nữa. Đọc xong bạn sẽ quyết định có đọc tiếp (tóm tắt) sách không.
Đây là một ví dụ về một chương của sách đã được Blinkist rút gọn lại. Mình cho rằng đây là người viết lại chứ không phải máy đâu nên không có chuyện rối tung rối mù, ý nghĩa loạn xạ như Google Translate. Bạn đừng lo.
Ngoài ra, không gian đọc của website hay apps (có trên cả iOs và Android) được tối ưu cho việc đọc: không quảng cáo, nền sáng chữ tối, size lớn (adjustable), có chân và khoảng cách dòng tương đối thoải mái cho mắt.
Cuối cùng, Blinkist đưa ra phần tóm tắt cho phần tóm tắt của sách, gọi là key message.
Rất không may là Blinkist không miễn phí. Khi đăng ký nó chỉ cho bạn sử dụng khoảng mấy ngày đầu free. Dần dần bạn phải mua, nếu không sẽ chỉ đọc hay nghe được phần pre-selected thôi. Ngoài ra, Blinkist chỉ có cho sách tiếng Anh, những thể loại non-fiction.
Tóm lại, bạn nên thử sử dụng xem sao.
Hình ảnh được chụp từ website của Blinkist.
Bạn có thể đọc cuốn How to Read a Book: The Classic Guide to Intelligent Reading – Mortimer J. Adler, Charles Van Doren – Google Books, nó có thể sẽ giúp trả lời 3 câu hỏi trên của bạn.
Nhưng mình nghĩ bài blog này đã được 6 năm rồi, có lẽ, bạn đã tìm ra được câu trả lời cho mình?
Sao phần giới thiệu lại được gạch ngang và chữ xám vậy tác giả ơi???
Sao phần giới thiệu lại được gạch ngang và chữ xám vậy tác giả ơi???
Haha, vì tác giả thấy chuyện giới thiệu phần mềm này là không còn hay ho và thú vị nữa. Nhưng phần trên thì vẫn hay nên giữ lại đó 😉
À phần mềm hay thì sắp tới sẽ có bài mới nha. Mời JU Pham đợi 😁
Pingback: ĐỌC ĐỂ VUI - VUI ĐỂ ĐỌC - ĐỂ ĐỌC VUI | The Too Blue Scientist