“Bảo tàng” vi nhựa dưới đáy biển

You are currently viewing “Bảo tàng” vi nhựa dưới đáy biển

Ta thừa biết vi nhựa ở khắp nơi, thậm chí cả trong máu người. Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Environmental Science & Technology đưa ta xuống đáy biển thăm một “bảo tàng ô nhiễm vi nhựa” chi tiết nhất từ trước tới nay. 

Như cái áo phông trắng còn đỏ màu xốt xíu mại bánh mì, trầm tích đáy biển phản ánh những vật chất lưu thông qua và tích tụ lại theo thời gian.

Các nhà khoa học phân tích mẫu trầm tích lấy từ biển Địa Trung Hải, ở độ sâu khoảng 104 mét (tầm 8 chiếc xe buýt nối đuôi nhau).

Trong mỗi cột mẫu, phía gần mặt biển là trầm tích mới, càng xuống dưới tuổi trầm tích càng cao.

Kết quả ư? Tất cả mẫu trầm tích thu được đều chứa vi nhựa, thuộc 16 loại nhựa. Chiều cao của mảnh vi nhựa trong cột trầm tích nói lên thời điểm chúng lưu lại đây.

Hơn nữa, mật độ vi nhựa trong trầm tích khớp với xu hướng sản xuất và tiêu dùng nhựa trên thế giới, bắt đầu từ những năm 1960 và tăng đột biến từ năm 2000 trở đi. Đặc biệt, từ 2000 tới 2019 (thời điểm lấy mẫu), lượng hạt vi nhựa được tích tụ đã tăng gấp 3 lần so trước đó.

Es2c04264 0006

Ở phần trầm tích có tuổi từ năm 2006 trở đi, loại nhựa chiếm nhiều nhất là PP (trong màng bọc thực phẩm), PET (trong chai nhựa) và PS (cốc, hộp nhựa dùng một lần).

Nguy hiểm hơn, khi vùi dưới đáy biển, vi nhựa không còn tiếp tục phân hủy nữa do thiếu điều kiện ánh sáng, khí oxy và các áp lực ăn mòn.

Tuy khuất mắt, hạt vi nhựa từ 50, 60 năm trước vẫn ở đây với ta.

Đăng kí trên Patreon The Too Blue Scientist để nhận Nguồn tham khảo/References. 

Ảnh minh họa trích từ bài báo nghiên cứu: Environ. Sci. Technol. 2022, 56, 23, 16780-16788

Ảnh bìa của Christopher Vega on Unsplash.

Leave a Reply