Thiết kế bài học online 5Es và công cụ đi kèm

You are currently viewing Thiết kế bài học online 5Es và công cụ đi kèm

Bài viết chỉ nhằm mục đích giới thiệu giáo viên tham khảo thiết kế bài học online theo mô hình 5Es và một số công cụ đi kèm. Chính giáo viên là người hiểu rõ nhất bài học và học sinh của mình. Hi vọng bài viết có ích với bạn.

Ý tưởng chung

– Chia bài học làm nhiều hoạt động để đỡ chán. 5E là một cách để chia.
– HS cần biết phải làm gì trong buổi học từ trước đó. Tạo một checklist hoặc một bảng chia nhiệm vụ HS phải làm.
– Yêu cầu rõ ràng về mục tiêu và thời gian. Vì sao phải làm nhiệm vụ này? Trong bao lâu? Sử dụng công cụ nào?
– Lúc nào học online theo thời gian thực, lúc nào không cần (học nhóm, giao dự án -> nộp bài)?
– P/s: không dùng email chính để đăng kí tài khoản của các công cụ này. Sẽ bị siêu spam.

Engage – Gắn kết

Thay vì kiểm-tra-miệng hoặc kiểm-tra-bài-cũ-không-liên-quan-tới-bài-mới, hãy đặt mục tiêu đầu giờ học là để lôi kéo sự chú ý, xem HS đã biết những gì về bài mới. Làm sao để kéo HS cùng tham gia vào phiên thảo luận đầu giờ?

– Brainstorming – Yêu cầu học sinh “công não” về một câu hỏi mở trong thời gian ngắn nhất định, trả lời càng nhiều càng tốt.
Khai thác kiến thức cũ có liên quan tới bài học để xem học sinh có kiến thức đó chưa.

Công cụ
Microsoft Teams/Google Classroom: cái gì cũng có ở mức cơ bản, GV hỏi trong phần post, HS trả lời trong post;
Google Docs: một file cả lớp truy cập, GV hỏi HS đáp trong đó;
Padlet: một cái bảng trên internet, GV tạo bảng rồi đưa link cho HS;
Mentimeter: giống powerpoint nhưng tương tác được, có nhiều mẫu slide thú vị, miễn phí cho 2 slides.

Explore – Khám phá

Tạo hoạt động để HS được đụng tay, đụng chân và suy nghĩ về kiến thức liên quan trực tiếp đến bài học. Đưa cho HS một đường link video, một bài báo, một vấn đề để nghiên cứu.
Cũng có thể để HS cùng làm nhóm với bạn…từ xa, miễn là sau thời hạn nào thì nhóm chia sẻ thảo luận cho cả lớp. Thật khó để bắt HS tập trung hoàn toàn trong một thời gian lâu nên cần thiết chia ra nhiều hoạt động nhỏ.

Công cụ
SafeYouTube.net: xem video an toàn, tập trung;
YouTube: nhiều video, dễ mất tập trung;
Newsela: tin tức tiếng Anh theo chủ đề và độ khó dành riêng cho HS, đang miễn phí tới cuối năm nhờ COVID 19;
InsertLearning: một adds-on miễn phí của Chrome. Bạn chọn một bài báo bất kỳ, sau đó tạo ra bài học từ đó. Ghi chú, câu hỏi, video liên quan, …
Google Slides: tập hợp câu trả lời của HS khi làm việc nhóm. Xong thì có thể trình bày dự án ở dưới.
Microsoft Teams: thảo luận online.

Explain – Giải thích

Ai giải thích? GV giải thích khái niệm hay HS trình bày bài mình học được? Cách nào cũng hay.

Công cụ
Zoom.us: Gọi online trực tuyến, lưu bài giảng lại
Microsoft Teams: Hội họp real-time được luôn
Edpuzzle: Chuyển mọi video thành bài giải thích. GV có thể tạm dừng video, ghi âm giọng của mình vào chẳng hạn. Câu hỏi sẽ hiện lên tùy GV chọn.
Screencastify: add-ons quay phim (toàn màn hình/chỉ trình duyệt/chỉ tab) của Chrome, cắt và lưu video vào Google Drive.
Flipgrid: giống như TikTok của giới giáo dục. GV tạo một Grid rồi chia sẻ, tạo chủ đề trong đó. HS thảo luận bằng cách chia sẻ video tự quay 1p30s lên Grid.

Elaborate – Áp dụng

Làm sao để HS áp dụng những gì mình vừa học được? Giao bài tập hoặc một dự án có ích. Càng gắn bó với tình huống thực tế + những gì đã học càng tốt.

Công cụ
Quizizz: Tạo câu hỏi kiểm tra, thi thố theo thời gian thực hoặc có thời hạn (hơn Kahoot điểm này).
Quizlet: HS tạo flashcard cho cả lớp học chung từ vựng chẳng hạn.
FlipGrid
Kahoot: Như Quizizz. Đang free nhờ COVID.
Google Docs, Google Sheets, Google Slides
Microsoft Teams

Evaluate – Đánh giá

Học xong thì HS biết được gì? Làm sao biết được? GV đánh giá HS hay HS tự đánh giá mình và GV? Quay video, ghi nhật ký, nhận xét bài học GV vừa tổ chức. Bài học có đủ cuốn hút hông? Lấy ý tưởng từ cái Exit Pole trong Classroom Screen, rằng mỗi HS thấy như thế nào khi rời khỏi lớp? Mình nghĩ vì dạy-học online cũng mới mẻ với GV quá nên chúng ta cũng cần phản hồi từ HS để cải thiện. Nghiêm túc hơn thì GV tạo bảng khảo sát.

Công cụ

Cloud ClassRoom: Công cụ phát triển bởi lab của mình ở NTNU. Tạo câu hỏi có thể chèn thêm video, nhóm HS dựa vào câu trả lời để tranh luận, …
Quizizz: Tạo câu hỏi kiểm tra, thi thố theo thời gian thực hoặc có thời hạn (hơn Kahoot điểm này).
Quizlet: HS tạo flashcard cho cả lớp học chung từ vựng chẳng hạn.
Kahoot: Như Quizizz. Đang free nhờ COVID.
Google Docs, Google Sheets, Google Slides
Microsoft Teams
Google Form: Bảng khảo sát
Exit Pole của Classroom Screen

Bài viết kết hợp kinh nghiệm cá nhân và tham khảo từ nhiều nguồn:
https://catlintucker.com/2020/03/designing-an-online-lesson/
https://www.knowatom.com/blog/what-is-the-5e-instructional-model
https://thetoobluescientist.com/5-cong-cu-co-the-giao-vien-can/

The Too Blue Scientist

Leave a Reply