Tò Mò và Truyền Cảm Hứng

You are currently viewing Tò Mò và Truyền Cảm Hứng
Một cái tủ ngoài đường, bên trong có sẵn sách và kính lão.

1.

Dạo này gặp cụm từ “truyền cảm hứng” (be inspired) hơi nhiều. Người khác cảm ơn mình đã truyền cảm hứng cho họ. Aha, trong khi chính mình, trong cùng việc đó, cũng thừa nhận đã được truyền cảm hứng bởi họ. Mô hình này nè: … –> A –> B –> A –> …

Mình ngẫm: vậy thì ai mới truyền cảm hứng cho ai?

Và mình cho rằng điều ẩn đằng sau 03 chữ trên thực ra nhen nhóm từ chính sự tò mò và ham học hỏi nảy sinh từ bên trong người “được truyền cảm hứng”.

Cảm hứng sẽ không tự đến nếu mình không đi tìm nó. Một thắc mắc khiến bạn đủ tò mò, cộng với khao khát tìm bằng được câu trả lời, dù nhận thức được hay trong vô thức, sẽ sinh ra cảm hứng. Đúng không nhỉ?

2.

Khi đọc một nghiên cứu so sánh những đoạn hội thoại trong 03 lớp học khoa học ở Taiwan, Úc và Đức mình nhận thấy một sự khác biệt lớn. Giáo viên Taiwan thường giảng nhiều, nói dài. Nhiều hình thức trình bày (hình ảnh, biểu đồ) được sử dụng trong nhịp độ lớp học nhanh. Học sinh ít nói, trả lời ngắn và thường nói theo nhóm hoặc tập thể.

Ở Úc và Đức, giáo viên nói nhiều lần, chia làm nhiều đoạn nhỏ. Trong khi đó, cá nhân học sinh ở hai nước này cũng nói nhiều hơn, tham gia xây dựng bài học qua việc phát biểu và đặt nhiều câu hỏi. Lớp học chìm trong những đoạn hội thoại dài với nhịp độ chậm.

Về mặt cảm tính, sau khi đã dẹp đầu óc phân tích qua một bên, mình thấy giáo viên Taiwan mang một trách nhiệm truyền đạt để học sinh hiểu kiến thức nặng nề hơn. Còn giáo viên ở hai nước còn lại khá mạnh dạn trao quyền cho học sinh.

3.

Mình không được học 100% tiếng Anh ở đây. Một số lớp vẫn toàn tiếng Trung hoặc 50/50. Nhiều khi slide toàn chữ tiếng Trung bay loạn xạ. Vậy mình học như nào? Ôi may quá có Google Translate :)) Nhưng nói thật nhiều khi ngán lắm.

Tự hỏi trách nhiệm lấy kiến thức là của ai? Người dạy có trách nhiệm làm mọi cách cho học sinh hiểu? Hay người học cũng cần có trách nhiệm trong việc chiếm lĩnh kiến thức đó?

Với một nội dung thú vị nhưng người dạy tệ quá/dạy bằng ngôn ngữ khác, thì người học nên làm gì? Từ chối hoàn toàn nội dung hay tìm lấy từ khóa rồi về tự học?

Chính người học có đủ tò mò chưa?

The Too Blue Scientist

Leave a Reply