Woebot: ứng dụng hỗ trợ sức khỏe tâm thần (mental health)

You are currently viewing Woebot: ứng dụng hỗ trợ sức khỏe tâm thần (mental health)

Mình không đảm bảo sử dụng đúng thuật ngữ khoa học. Bài viết không nhằm mục đích khám chữa bệnh và chỉ mang tính chất chia sẻ, với một thái độ hết sức đồng cảm với ai thực sự cảm thấy những khó khăn trong cuộc sống của họ. The Too Blue Scientist cũng không nhận quảng cáo ứng dụng này.

Mình bắt đầu có nhận thức về sức khỏe tâm thần khi đọc cuốn Lost Connections. Bạn có thể đọc review ở đâyở đây.


“Sức khỏe tâm thần là gì mà phải hỗ trợ?”

Nếu bạn chưa gặp “nó” bao giờ, chúc mừng bạn. Có thể bỏ qua bài viết này.

Nếu bạn từng trải qua những lúc tan nát cõi lòng, cảm xúc khó bủa vây, những suy nghĩ rối tung không lối thoát thì mình thông cảm với bạn.

Trong cuốn Emotional First Aid (Sơ cấp cứu cảm xúc), tác giả Guy Winch có lấy một ví dụ mình nhớ hoài. Nếu một đứa trẻ bị đứt tay chảy máu, nó biết phải làm gì. Cầm máu, rửa vết thương nhẹ nhẹ bằng nước sạch nếu cần, và băng bó để che đậy. Tất cả chúng ta ít nhiều đều đã được dạy việc xử lí những vết thương vật lí.

Còn “vết thương lòng” thì sao? Chúng ta đã được chuẩn bị như thế nào? Khi bị buồn, chán, tủi thân, giận dỗi, cô đơn, thất vọng, đau khổ, thất tình, căng thẳng, … thì phải làm gì?

“Để im tự hết chứ làm gì?!” hoặc “Quên nó đi là được.” Như thể chúng không phải là chuyện đáng được “sơ cấp cứu” vậy. Hậu quả của căng thẳng, trầm cảm rất nguy hiểm.


“Lại còn ứng dụng nữa. Bị bệnh thì uống thuốc hay đi bác sĩ chứ dùng ứng dụng làm gì.”

Theo thống kê, có tới người được gần 20% (46 triệu người) dân số Mỹ bị ảnh hưởng bởi các chứng rối loạn tâm lí (mental illness). Khoảng 60% trong số đó không được điều trị, một trong những nguyên nhân là chi phí khám chữa bệnh tâm lí quá cao.


“Thiếu người nói chuyện hay sao mà phải dùng app?”

Để lắng nghe một người đang gặp vấn đề về cảm xúc hay tinh thần cần rất rất rất nhiều cố gắng. Thậm chí có những người chuyên làm nghề đó, như tham vấn hoặc coaching, mentoring.

Có lẽ vì đồng cảm, người này sẽ cảm nhận thấy sự khó chịu của người kia và muốn vấn đề nhanh chóng được giải quyết ngay! Chắc đây là nguyên nhân sinh ra những problem solver (người chuyên muốn giải quyết vấn đề) chứ không phải listener (người nghe).

Ngoài ra, chuyện mở lời để nói về nỗi lo lắng của mình cũng cần vượt qua nhiều rào cản như: sự hổ thẹn, xấu hổ hoặc thiếu an toàn. Vì vậy mà ứng dụng có thể được xem là bước đầu tiên để người gặp khó nhận biết được vấn đề của mình.

Nhưng nếu bạn có bạn bè, người thân hoặc chuyên gia “cao tay ấn” hỗ trợ thì tốt quá rồi!


Được rồi, đến đây mình đã có thể giới thiệu ứng dụng này. Tuy bằng tiếng Anh nhưng cũng không quá khó đâu. Woebot có trên iOs và Android. Ứng dụng cam kết không thu thập dữ liệu cá nhân và bán chúng, chỉ để cải thiện chính nó.

Woebot

Được nghiên cứu và phát triển tại đại học Stanford, Woebot là sự kết hợp của khoa học và công nghệ. Cốt lõi là liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive – Behavior Therapy hay viết tắt là CBT) được vận hành bởi bộ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing hay NLP).

Woebot chuyển tất cả những thứ phức tạp đó thành cuộc trò chuyện giữa bạn và nó. Woebot sẽ giúp bạn viết ra những suy nghĩ khó chịu. Nếu như bạn không biết ngay mình khó chịu vì điều gì thì nó lại có những câu gợi mở để bạn nói dễ dàng hơn.

Trước đó, Woebot sẽ cho bạn biết cơ bản về liệu pháp CBT và cách nó hoạt động. Nếu chưa từng tiếp xúc qua CBT, có thể bạn sẽ bất ngờ vì thay đổi trong những suy nghĩ mà Woebot “hướng dẫn” bạn lật ngược.

Woebot tuy có kết quả nghiên cứu đáng tin cậy không thể thay thế những bác sĩ tâm lí thật được. Có những dấu hiệu, suy nghĩ và cảm xúc không thể diễn tả bằng lời nói hoặc chữ viết.

https://mental.jmir.org/2017/2/e19/#Results

Ứng dụng chỉ giúp bạn có lời gợi mở (prompts) để viết ra thành lời được thôi.

Cả hai ứng dụng trên đều có thể dùng như những bài tập. Chỉ để hỗ trợ, không phải phụ thuộc. Nếu bạn chưa từng bắt đầu, nó sẽ có ích. Khi tự mình giải quyết được vấn đề và quen rồi, có thể ấn giữ và xóa nó đi.


Bạn đang cảm thấy thế nào?

The Too Blue Scientist


Tham khảo

Rosie: https://www.rosiealicorn.com/post/emotional-first-aid

https://www.businessinsider.com/how-text-based-therapy-is-changing-how-we-treat-mental-health

Nghiên cứu đánh giá Woebot: https://mental.jmir.org/2017/2/e19/#Results

This Post Has 5 Comments

  1. Anonymous

    Hai ứng dụng có hỗ trợ để phân biệt những bước “Emotional first aid” với những bước chuyên sâu không ha bạn? Bởi có những vấn đề cảm xúc nếu được khơi lên mà không biết cách “đóng lại” bởi chuyên gia thì sẽ gây ảnh hưởng cho người sử dụng.

    1. The Too Blue Scientist

      Theo mình nhận thấy thì không bạn ạ. Và mình nghĩ chắc khó có ứng dụng nào làm được. Suy cho cùng ứng dụng, dù lập trình khéo léo và dự phòng ngừa rất nhiều tình huống với script đi kèm đi nữa cũng khó mà làm thay được chuyên gia. Nhưng qua sử dụng thì mình thấy hai ứng dụng này lại không đào quá sâu đâu, và thích hợp cho người mới bắt đầu nhiều hơn. Còn sau khi quen rồi thì có thể không dùng nữa.

  2. mp

    =.= yeah, mình đã 1 khởi đầu tháng 10 thật tồi tệ. Vào đêm cuối cùng tháng 9, mình hãy còn viết 1 bài dài háo hức chờ tháng 10. Vậy mà… Đầu tiên là cơn mưa như trút từ đêm cho đến sáng mùng 1. Sáng dậy phát hiện đến kì dâu. Tiếp theo là 1 cú bỏng bô xe máy đau rát.
    Buổi chiều, 1 thằng bạn từ hồi cấp 2 gọi đến nhờ đi phiên dịch. Vậy mà lại sợ, hèn nhát ko dám đi rồi gửi gắm cho người khác.
    ngày mùng 2 (tức hôm nay) bị tạt đầu xe máy, đứa đc mình gửi gắm phiên dịch báo là thằng người Nhật giỏi tiếng Anh nên đọc mịe hợp đồng bằng tiếng Nhật, nó chả phải phiên dịch gì mà vẫn có 1 củ cho 1 tiếng buổi chiều. Chồng đi nhậu.
    sometimes, it sucks!

      1. hựa hựa

        ngoài một số ứng dụng này ra anh blue còn biết những trang web nào để chia sẻ ra không?

Leave a Reply