Trong một nỗ lực đưa mọi bàn luận trở về căn bản, Ken Robinson phải trả lời một câu hỏi, rồi cái căn bản của giáo dục học sinh là gì?
Ông dẫn ví dụ về một trường học cá biệt toàn những học sinh cá biệt trong một vùng cá biệt. Học sinh đến trường thực chất là lên sàn thi đấu, nói chuyện với nhau bằng đấm đá và thường xuyên “giúp đỡ” nhau bằng cách “để tao dạy cho một bài học”. Giáo viên của trường thì tập trung vào chuyện can ngăn học sinh dạy dỗ nhau, thời gian đâu mà dạy dỗ chúng môn học nào nữa?
Cô Hiệu trưởng mới về trường đã đưa ra quyết định là ở bên ngoài trường còn nhiễu nhương lắm, bằng mọi giá không để học sinh bỏ học. Để làm được chuyện này, cổ nghĩ là cần làm sao để đám trẻ thật sự muốn có mặt ở trường. Để làm vậy thì mọi người ở trường phải hiểu trẻ.
Để hiểu trẻ, cô vạch ra 04 khó khăn và 04 hướng đi để khắc phục chúng.
- Trẻ không muốn đến trường? Nếu đến trường mà toàn bị cấm túc do đánh nhau thì đến làm gì, ở nhà đánh vậy. –> Cần biến trường học thành một nơi mà đứa trẻ cảm thấy nó quan trọng.
- Không gian trong trường phải an toàn để trẻ cảm thấy an toàn. –> Tìm cách ngăn những trận đánh nhau thường xuyên để giúp trẻ cảm thấy an tâm và không bị xao nhãng.
- Làm sao cho học sinh được công nhận và tôn trọng? –> Giáo viên trong trường nhận thấy cần tập trung vào từng học sinh với từng sở thích và nhu cầu của mỗi em. (đến đây bắt đầu khó hơn)
- Cuối cùng, dạy chương trình học mà học sinh thực sự cần. (Huhu, chương trình học để cuối cùng. Làm người nghiên cứu chương trình như mình cảm thấy đúng nhưng cũng hơi tủi.)
Lí do đặt chương trình học ở cuối là vì bình thường có dạy được đâu. Không phải tại giáo viên không biết cách dạy, mà là hoàn cảnh của trường không yên để họ dạy. Vì vậy mà đợt “cải cách” này nhắm vào chuyện bồi dưỡng cho mối quan hệ với học sinh, và vào quản lí lớp học.
Nhưng mà đây, phát biểu này mới dậy sóng trong lòng mình.
Giờ làm sao để trẻ cảm thấy được tôn trọng và công nhận? Hiệu trưởng mới của trường nói:
”Whatever is important to the student is the most important thing. Nothing is more important than something else: football, band, math, English.”
Giờ em thích bóng đá, bóng đá quan trọng với em đúng không? Toàn thể thầy cô trong trường sẽ làm mọi thứ để em được chơi bóng.
Khi học sinh có vấn đề, giáo viên không đứng trước lớp kêu các em phải qua môn Toán. Mà họ đi hỏi từng học sinh về nhu cầu của mỗi em. Nghe nói em muốn chơi trong ban nhạc? Chơi gì nào? Học toán tốt thực ra có thể giúp em được đấy.
Bạn để ý “the student” không? “the most important thing” nữa.
Wow. Hơi bự. Ý là một bạn nào đó trong mình vừa mỉa mai vừa ngạc nhiên vừa wow amazing good job really?! Trong đầu mình gọi ra đúng chữ “Chiều” luôn đó =))). Đây có phải là phương pháp Chiều không ta? Có thể gọi là phương pháp Nương theo trẻ của Bút Chì hông ta?
Tất nhiên, Ken Robinson kể rằng chiến lược này của họ thành công. Khi học sinh thấy được mình được cổ vũ và tạo điều kiện trong môn bóng đá hay trong ban nhạc như nào, mối quan hệ giữa học sinh và nhà trường được bồi đắp. Và các bạn ý đã cố gắng hơn khi học tập các môn khác.
Wow.
Như vậy, một trong những cái căn bản để cổ vũ học sinh học là làm cho môi trường giáo dục để ý và hỗ trợ nhu cầu cá nhân của chúng.
Vì people come with different shapes and sizes and personalities and abilities. Con người có những đặc điểm sinh học, tính cách, khả năng khác nhau.
Hai câu trên là nguyên lí cơ bản mà Ken Robinson dựa vào để tranh luận và đưa ra giải pháp.
Một trong những argument hay được lôi ra nhất để nói với học sinh và nói về giáo dục là “sau này ra đời thì biết.”
Mình thắc mắc là cách này có làm rộng thêm khoảng cách giữa “đời” và “trường” hay không? Hoặc là thay đổi “trường” theo hướng này có làm thay đổi “đời” hay không, trở nên thân thiện và individual-centered giống “trường” chẳng hạn? Hay đây là “đời”, là xã hội ở Tây?
Giờ học sinh chịu học, nhà trường có thể giáo dục rồi đó, nhưng liệu đây có phải là một cái kết có hậu trong ngắn hạn? Nó rõ ràng giải quyết được chuyện học sinh nghỉ học, làm tăng gắn kết giữa học sinh với nhà trường, giảm căng thắng và áp lực không cần thiết cho học sinh.
Còn dài hạn thì sao? Tất nhiên, trong giáo dục, để nghiên cứu rất khó làm kiểu random test và longitudinal test vì quá nhiều biến số. Không ai biết trong tương lai xa thì cách tiếp cận này sẽ tạo nên những con người ra sao hết.
Chữ Chiều trong đầu mình bật ra là gì ta?
ThE tOo BlUe SCientIST