Well, trước hết cần nói rõ. Trái Đất không cần được cứu, vì nó vẫn sẽ sống khỏe thôi. Thứ cần được cứu là loài người kìa. Làm cách nào để loài người chung sống hòa thuận với Trái đất?! Đó mới là câu nên hỏi.
Vậy trồng cây có giải quyết được bài toán biến đổi khí hậu con người đang đối mặt không?
Hứng thú trồng cây
Dường như cả thế giới bỗng nổi hứng thú muốn đi trồng cây. Greta Thunberg kêu gọi nỗ lực trồng cây tập thể từ mọi người.
YouTuber Mr. Beast được fan đố trồng được 20 triệu cây nên anh ta bèn đi trồng 20 triệu cây. Elon Musk đi ngang Twitter anh này thấy hợp lý bèn gật đầu Ok tớ góp 1 triệu cây.
Easy Jet là hãng hàng không đầu tiên có hứng thú trồng cây để … cân bằng lại lượng khí thải của mình. Chính phủ Vương quốc Anh cũng có kế hoạch trồng thêm nhiều cây.
Ý tưởng trồng cây có thể đến từ …
… những gì ta biết về quyền năng của cây.
Ước gì ta biết được thứ gì có thể làm chậm nước lũ, chống xói mòn đất, hấp thu CO2, sản sinh O2, bảo đảm môi trường sống cho các loài sinh vật hoang dã và biến thế giới trở nên tươi đẹp hơn.
Còn vật gì như thế nữa ngoài cây, nhỉ?! Nhưng cây cối có vấn đề của chúng.
Đất đai – Kinh tế
Đất đâu để trồng cây? Khá nhiều diện tích đang thuộc quyền sử dụng của cá nhân, địa phương, vùng miền hoặc thậm chí là quốc gia. Tổng thống Brazil bảo Amazon là của Brazil chẳng hạn.
Cây cối phát triển rất chậm, nhiều khi mất cả 10 năm để thu hồi vốn đầu tư. Làm sao thuyết phục “người chủ” ấy bỏ nông trại đi trồng cây?
Dễ tổn thương, cần chăm sóc
Một cánh rừng trong những năm đầu mới trồng có thể chết lên đến 25% vì hạn hán, bão bùng, dịch bệnh hoặc sâu hại.
Trong rừng, có khi bạn phải loại bỏ một số cây để chừa chỗ cho những cây khác phát triển. Nếu thuận lợi, những cây bị loại bỏ sẽ được đem đi xây dựng. Nếu để nó chết rữa trong rừng thì lượng carbon mà nó giữ trong người sẽ bị giải phóng ra ngoài hoặc được đưa xuống đất (nhưng cần rất nhiều thời gian). Như không :(.
Vì thế, quản lý rừng mới là chìa khóa giải quyết những vấn đề trên. Nhưng không ai nói đến điều này cả. Trồng xong thì sao nữa?
Cây có lấy CO2, nhưng …
Đúng là trong quá trình quang hợp ban ngày, cây lấy vào khí CO2 và giải phóng khí O2. Nhưng kèm với đó là quá trình hô hấp, xảy ra ngày lẫn đêm, cây lấy vào khí O2 và thải ngược lại CO2.
Now here comes Science. Vậy thì cụ thể cây lấy và thải bao nhiêu CO2?
Thí nghiệm Free-Air CO2 Enrichment
Thí nghiệm này được tiến hành từ những năm 2004s đến tận bây giờ ở nhiều nơi trên thế giới với mục đích để xem cây cối và môi trường xung quanh phản ứng như thế nào với lượng CO2 khác nhau.
Sử dụng hệ này, phòng thí nghiệm BIFoR ở đại học Birmingham đã đo được trung bình mỗi năm mỗi mét vuông đất rừng trồng cây hút vào 1700g và thải ra 1200g CO2. Cây già hơn sẽ có xu hướng cân bằng. Và cây cỡ 30 năm tuổi thì lấy CO2 vào nhiều nhất.
Tuy nhiên, bài viết chưa có số liệu về các dạng lưu trữ carbon (carbon capture) khác có liên quan tới cây.
Ủa vậy phải làm gì?
Hoá ra, một trong những việc lý tưởng nhất để “cứu lấy loài người” có liên quan tới cây là bảo vệ những rừng cây bản địa đang có thật tốt.
Còn khi quyết định phải trồng cây thì cần chú ý rằng trồng theo trend ngắn hạn không những vô ích mà còn tốn kém, thậm chí gây hại nữa đó.
Rất cần một kế hoạch trồng và quản lý tính toán kĩ mục đích, lợi ích và thiệt hại cho cả người địa phương và rừng cây. Và giới truyền thông cũng nên đưa tin về cách những tổ chức trồng cây chăm sóc và quản lý số cây ra sao.
The Too Blue Scientist
Pingback: Mình là một science writer. - The Too Blue Scientist
một số lợi ích không tưởng khác của cây mà bạn có thể chưa biết:
-hài hòa con người với thiên nhiên.
-làm không khí xung quanh mát mẻ.
-đem đến sự bình yên trong tâm hồn.
Pingback: See beyond the gap | The Too Blue Scientist
Pingback: To see the gap, and beyond | The Too Blue Scientist