Commonplace Book: Cỗ máy thời gian của bạn

You are currently viewing Commonplace Book: Cỗ máy thời gian của bạn

Tiếp bài viết về cách đọc để vui, hôm nay mình sẽ đưa bạn đọc đi chơi bằng cỗ máy thời gian. Ngược về trước công nguyên, lang thang đâu đó thế kỉ XII, tới thời kì Phục hưng rồi về lại ở đây – bây giờ.

Chuyến đi để giới thiệu với bạn về một phát minh có từ rất rất rất lâu rồi. Phát minh này thậm chí bạn có thể đã và đang làm mà không hay biết nó cũng có một cái tên. Người ta gọi nó là Commonplace Book.

Nhét chung vào một vị trí

Commonplace Book trong tiếng Latin là “locus communis”, tiếng Việt có thể tạm dịch là “chung một vị trí”.

Hiểu đơn giản thì nó cuốn sổ đặc biệt của bạn. Trong đó tập hợp tất cả lời hay ý đẹp từ mọi nguồn thông tin mà bạn thấy hứng thú. Đánh dấu lại, bỏ vào đó, ghi lời bình và tùy vấn đề gặp phải trong tương lai mà lấy ra sử dụng.

Nghe đơn giản vậy, uix có gì mà làm nghiêm trọng thế. Vậy mà rất nhiều người đã và đang thực hiện nó nha. Nhiều người, thuộc mọi giới tính, làm đủ ngành nghề, từ nhiều nền văn hóa, dù nổi tiếng dù không, đã thực hiện nó.

Một số người sau bạn có thể biết đến này:

  • Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (nhật kí của ổng là cuốn Meditation nổi đình đám mấy nghìn năm đấy),
  • Leonardo da Vinci,
  • Mark Twain,
  • Napoleon,
  • Francis Bacon,
  • Thomas Jefferson,
  • John Locke,
  • vèo tới giờ có Bill Gates và nhiều nhiều người bình thường khác.

Herbarium

Một điều rất truyền cảm hứng nữa: không chỉ có đàn ông mới dùng commonplace book. Hồi xưa, phụ nữ bị cấm đi học đàng hoàng, chính thức ở trường. Không chấp nhận thất học vì bị cầm đoán, rất nhiều pụ nữ dùng commonplace book để lưu trữ nguồn tư liệu cho việc học hỏi của chính họ.

Dưới đây là commonplace book của Elizabeth Lyttelton https://cudl.lib.cam.ac.uk/view/MS-ADD-08640 và của Ana Jameson https://archive.org/details/commonplacebooko00jameuoft/page/14/mode/2up

Dưới đấy là một trang trong cuốn sổ Herbarium của Emily Dickinson, một nhà thơ Mỹ. Tài năng của bà chỉ thật sự được biết đến khi đã mất. Người ta phát hiện ra rất rất nhiều giấy note, sổ tay ghi chép thơ và những commonplace book trong căn phòng của bà. Emily là người duy nhất của gia đình Dickinson còn được nhắc tên.

Một cuốn sổ khác

Commonplace book được coi là tài sản cá nhân, cũng để ghi chép thôi nhưng hơi khác nhật kí. Morning Pages giúp mình đi vệ sinh trong đầu. Night Pages giúp phản tư sau một ngày. Gratitude Journal thì giúp mình thực tập nhận ra và biết ơn những điều nhỏ nhặt. Còn Commonplace Book ghi input mà bạn thấy hay ho và hứng thú vào rồi bình luận cho riêng chủ nhân. Ví dụ: công thức, thư từ, câu trích dẫn, thơ ca, danh ngôn, lời cầu nguyện, …

À còn một điều để phân biệt nữa: Thời gian.

Trong khi nhật kí được tổ chức theo thời gian (ngày buồn, tháng nhớ, năm thương) thì Commonplace Book được tổ chức theo chủ đề. Những thứ mà bạn quan tâm ấy.

Lịch sử Commonplace Book hả? Nhen nhóm từ thời cổ xưa trước công nguyên, lan rộng khắp mọi nơi từ thế kỉ 12th và đạt cực thịnh vào cuối thời kì Phục hưng. Đấy là kỉ nguyên B.G (Before Google), còn sau đó thì sao?

Nếu tìm Commonplace Book trên Google Books, bạn sẽ thấy một loạt sách nói về nó, cách tạo và tổ chức nó sao cho dễ sử dụng nhất. Nhưng cũng cần nhiều thử nghiệm của chính bạn.

Vài commonplace book ấn tượng cho bạn:

Nghệ sĩ?

mình sẽ bổ sung nguồn sau. không biết để đâu mất rồi.
On Still Keeping a Notebook —
brandikincaid.com

Commonplace Book bằng giấy note

ryanholiday.net
Tác giả của Alice’s Advanture in Wonderland Lewis Carroll
Commonplace Book bản Digital

The Too Blue Scientist x MindTriibe

This Post Has 2 Comments

Leave a Reply