Lord Kelvin, ừ, người đã đề xuất thang nhiệt độ tuyệt đối Kelvin có một câu nói nổi tiếng mà đến giờ mình mới biết:
I never satisfy myself until I can make a mechanical model of a thing. If I can make a mechanical model I can understand it. As long as I cannot make a mechanical model all the way through I cannot understand. (người ghi lại là J.J.Thomson, ừ, ông phát hiện ra electron, 1884, pp. 270-1)
Dạo trước mình thích xem những vlog của Casey Neistat, nhất là những video ảnh chế đồ này nọ cho chính mình.
Tiện thích luôn cái studio kèm workshop thuộc dạng khủng gần như cái gì cũng có. Đồ thủ công (cưa đẽo đục búa băng keo gỗ miếng) lẫn với đồ kĩ thuật số (máy ảnh, máy tính, máy bay). Tất cả được lưu lại như một viện bảo tàng trưng bày những món dụng cụ được dùng để làm ra những sản phẩm khác.
Casey là một đặc trưng nổi tiếng của chuyện làm đều chân tay lẫn đầu óc. Qua video khi ảnh cưa đẽo đục gõ, mình thấy dòng sáng tạo chảy rần rần trong người Casey. Nó chảy tràn thẳng từ đầu tới tay, không phải đi qua mỗi bàn phím, chuột và màn hình thô cứng. Rồi thành quả của công việc vừa là sản phẩm đậm tính cá nhân, lại vừa có một thước phim đẹp xuất sắc.
Tự nhiên mình cũng thấm sự khác biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc mà Cal Newport từng mô tả.
Phần cứng hay phần mềm của máy tính dù xuất sắc tới đâu đôi khi không diễn đạt được hết những gì mình đang cảm thấy. Kể cả mình gõ bàn phím được cả 10 ngón tay, tốc độ ngót nghét 80 thì phần còn lại của cơ thể vẫn cứng nhắc và không được chuyển động.
Tự nhiên nhớ lại góc tường dán đầy note của MindTriibe một năm trước.
Mỗi khi có ý tưởng mới, một tay mình với lấy tập giấy note, tay còn lại lục tìm cây bút trong hộp. Lộp bộp lộp bộp tiếng nhựa va vào nhau. Rồi sột sà sột soạt tiếng bút chạy tháu ngang chạy dọc. Viết xong cầm tớ giấy lên còn sờ thấy mặt sau nó hằn chữ. Đập bụp lên tường. Rồi nhìn mảnh ghi chú nhỏ bé phóng ra toàn cảnh những gì mình đã dán từ trước.
Làm gì có phần mềm nào hay máy nào cho mình cảm giác đó?
Giờ thì những cái note còn đó (vì chưa được giải quyết) nhưng không được cập nhật mới vì mình đã có rất nhiều apps để ghi chú. Tiện hơn, nhanh hơn có khi, nhưng cái rần rần, hứng thú thì hình như bị thiếu.
Cũng nhớ lại đôi khi ngồi họp ngồi làm học, mình rất hay thích đứng lên di chuyển vươn vai. Giữa đám đông đang ngồi nghiêm túc đứng lên cũng ngại, nhưng nghịch lí là mình cũng thích cảm giác stand out ấy.
Hồi xưa khi yêu gần lẫn yêu xa, mình có một cảm giác bực dọc không rõ ràng khi phải tương tác với người yêu qua điện thoại, giờ mới giải mã được. Để gặp được người yêu, mình cần điện thoại. Vui-buồn-bực-cáu-ghét tất cả đều trơ trơ ra, trừ những tín hiệu cảm xúc yếu ớt, không rõ ràng được gửi qua bằng emoji, hay gọi video.
Cóc cần covid-19 thì mình đã trải nghiệm cảm giác cách li trước đó rồi.
Austin Kleon gọi tên được giúp mình cái cảm giác thiếu vắng tương tác với cơ thể khi làm việc này. Bơ khoe với tụi mình về cái bàn offline không dính tới đồ công nghệ sau lưng.
Dù cực kì thích môi trường digital, mình bỗng muốn quay lại thế giới thủ công tay chân quá. Một phần thôi cũng được.
Bạn cùng lab bảo mình có khả năng nói chuyện với các thể loại máy. Haha, cũng không sai. Nhưng mình cũng muốn nói chuyện với cơ thể đều đặn nữa.
ThE tOo BlUe SCientIST