Ken Robinson vs. Krishnamurti vs. Masanobu Fukuoka: Giáo dục “hữu cơ”

You are currently viewing Ken Robinson vs. Krishnamurti vs. Masanobu Fukuoka: Giáo dục “hữu cơ”

Giáo dục có vẻ là cái gì đó rất something trong lòng mình. Cuốn gần nhất về giáo dục mình đọc là của Krishnamurti, đã cách đây gần hai năm. Nhưng từ khi qua TW, mình ít đọc sách giáo dục đi hẳn. Tại sao nhỉ, mình không biết nữa.

Mình có quan điểm khá mạnh mẽ về giáo dục (ai cũng có quan điểm mạnh mẽ về giáo dục =))))), nhưng để bắt đầu thì không dễ. Một trong những những lí do cho sự tình này là vì trong mỗi người, mỗi tổ chức, giáo dục có định nghĩa khác nhau. Sự khác biệt trong tư tưởng và quan điểm về vai trò giáo dục ảnh hưởng tới cách người ta thi hành giáo dục.

Mình đang đọc xong chương hai của cuốn Creative Schools. Ken Robinson đang đưa ra một metaphor khác để so sánh với giáo dục: nông nghiệp.

Giáo dục theo lẽ thường như hiện tại ở nhiều nơi giống như công nghiệp hoá nông nghiệp. Tức là làm sao để tối đa hoá số vụ mùa, thu hoạch sản lượng lớn nhất có thể, sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học tràn lan để tăng hiệu quả canh tác. Hay tập trung nuôi loại gia súc, gia cầm nào cho sản lượng cao nhất. Rồi tác hại của kiểu nông nghiệp này thì nay đã thấy qua ô nhiễm đất-nước và tận diệt côn trùng. Rõ ràng là không bền vững.

Một cách tương tự, Ken Robinson cho rằng giáo dục kiểu công nghiệp có sự tập trung đổ dồn vào đầu ra, vào kết quả thi cử, giải thưởng, số lượng học sinh tốt nghiệp. Giáo viên và học sinh thì được nuôi nấng để gặt hái thành tích được “số hoá”. Sự chán nản, kiệt sức và các vấn đề tinh thần khác thì gia tăng. Rõ ràng là chúng ta cũng đang trả giá và hậu quả không chỉ tập trung ở giáo dục mà còn lây lan.

Rồi tác giả gợi ý thay đổi metaphor, so sánh giáo dục nông nghiệp hữu cơ với 4 nguyên tắc: Sức khoẻ, Hệ sinh thái, Công bằng, và Quan tâm.

Đối với nông nghiệp hữu cơ,

Một, hệ sinh thái: đảm bảo giữ tính bền vững, điều hoà, cân bằng, phụ thuộc lẫn nhau.
Hai, sức khoẻ của mọi thứ liên quan đến quá trình sản xuất đều cần được coi trọng. Không những của nông sản mà còn của đất, nước, không khí, của động vật liên quan.
Ba, công bằng: các bên tham gia sản xuất đều phải được đối xử công bằng.
Bốn, quan tâm: bất cứ công nghệ hay kĩ thuật mới đều phải được để ý, nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi áp dụng.

Đối với giáo dục hữu cơ,

Một, sức khoẻ của học sinh và giáo viên cần được để ý toàn diện, gồm cả trí tuệ, thể chất, tâm hồn và mối quan hệ giữa người với người.
Hai, hệ sinh thái: sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả yếu tố của việc phát triển của học sinh, và mối liên hệ giữa học sinh và cộng đồng xung quanh.
Ba, công bằng: tài năng và tiềm năng cá nhân của mọi học sinh đều cần được quan tâm bất kể hoàn cảnh, những ai làm việc với chúng cũng cần được tôn trọng.
Bốn, quan tâm: tạo điều kiện cho học sinh phát triển, dựa trên lòng trắc ẩn, dựa trên cả kinh nghiệm sẵn có lẫn kết quả thực hành.

Bốn nguyên tắc trên rất giống với ý tưởng của một nền giáo dục mà Krishnamurti tích cực truyền bá. Mình có tham gia một số seminars của Krishnamurti Foundation để chứng kiến tư tưởng của ông áp dụng vào thực tế ở các trường học ở Ấn Độ ra sao nhưng chưa thấy thực rõ.

Bốn nguyên tắc của giáo dục hữu cơ, theo mình, cũng tương tự với ý tưởng của hoạ sĩ Bút Chì, với đạo LÀ của ảnh, lấy cảm hứng từ cuốn Cuộc cách mạng một cọng rơm. Đợt Toa Tàu có triển lãm Gieo, anh ý giới thiệu mình biết đến triết lí giáo dục “nương theo trẻ” này. 

Tất nhiên, đối với người đọc những ý tưởng trên đang dừng ở mức khẩu hiệu, hay lí thuyết, hay lí tưởng, hay ước mơ, hay lãng mạn, toàn là metaphors của một cụm từ: không có thực.

Nhưng Ken Robinson cũng khéo, ổng kêu là có đầy trường đang thực hành 4 nguyên tắc này rồi, mấy bạn cần ví dụ không, tui đầy.

Tất nhiên, mình là người đọc và từng có ít kinh nghiệm tham gia vào giáo dục. Một nửa trong mình coi đây là lí thuyết. Nhưng nửa kia cãi lại cũng ác, nói rằng lí thuyết đối với người này đã là thực tế đối với người kia rồi. Rằng có thể làm được đấy.

Hi vọng sẽ gom được nhiều ví dụ thực tế trong sách xem người ta làm giáo dục hữu cơ ra sao để có lí thuyết cho mình thực hành.

ThE tOo BlUe SCientIST

This Post Has 12 Comments

  1. Logos

    Dịch “Being” thành “Là” có phần rớt nghĩa, mà lỗi tiếng việt rồi. Being đại diện cho thì hiện tại tiếp diễn, mang tinh thần chánh niệm, khuyên người ta hướng sự quan tâm vào thực tại.
    Một chia sẻ hơi liên quan. Triết lý của Toa tàu và cả anh ĐHC khiến em băn khoăn nhiều trong những năm qua. Trong một buổi triển lãm Gieo tổ chức ở Hà Nội 4 năm trước, anh Chí có nhắc đến việc TT không có triết lý hay cố gắng tự định nghĩa mình. Tất cả giá trị của nó được truyền tải bằng những gì nó làm (workshop, tác phẩm). Điều này khiến em bối rối. Một mặt (nhân văn), anh đã xoá bỏ đòi hỏi về trí tuệ của người tham gia TT, động viên họ “do” thay vì “think”. Mặt khác (âm mưu), đây có thể được xem là một disclaimer vô cùng khôn ngoan vì nó dập tắt toàn bộ chất vấn trước cả khi chúng được cất lên (mùi cult và political correct). Toa tàu đã dừng hoạt động trước khi nó scale đủ lớn để va chạm với hệ tư tưởng khác, thế nên chúng ta không có input

    1. Cám ơn em đã giới thiệu. Khi về nhà anh sẽ tìm đọc cuốn này xem sao 😉

    2. Thuận Nguyễn

      tôi nghĩ trường không nên để khẩu hiệu “hạnh phúc” vì nghe nó không được tinh tế cho lắm, tôi không thể bắt tất cả mọi người đều hạnh phúc được, cái tôi muốn là tạo ra môi trường hạnh phúc mà học sinh được sống thật với chính mình.

    1. Cám ơn em đã giới thiệu. Khi về nhà anh sẽ tìm đọc cuốn này xem sao 😉

    2. Thuận Nguyễn

      tôi nghĩ trường không nên để khẩu hiệu “hạnh phúc” vì nghe nó không được tinh tế cho lắm, tôi không thể bắt tất cả mọi người đều hạnh phúc được, cái tôi muốn là tạo ra môi trường hạnh phúc mà học sinh được sống thật với chính mình.

  2. tùng lâm

    gía như mình biết điều này sớm hơn…

  3. tùng lâm

    gía như mình biết điều này sớm hơn…

  4. daoninh

    metaphor rất hay cảm ơn anh đã đưa ra ví dụ độc đáo dễ hiểu.

  5. daoninh

    metaphor rất hay cảm ơn anh đã đưa ra ví dụ độc đáo dễ hiểu.

Leave a Reply