“Life can only be understood backwards”

You are currently viewing “Life can only be understood backwards”

Feynman là một nhà vật lý lý thuyết (và kĩ sư) lỗi lạc trong thời hiện đại. Ông còn được biết đến là một tính cách lớn, sống một cuộc đời trọn vẹn, vui sướng, hân hoan, tò mò học hỏi và khám phá đến kịch kim luôn.

Khi đọc cuốn tự truyện của chính ông Surely You’re Joking, Mr. Feynman và cuốn tự truyện của người khác kể về ông (Feynman’s Rainbow) mình phát hiện ra một điều: Ông ấy đã sống theo cách mà đáng lẽ ông nên sống.

He lived the way he was supposed to live.

Ông phải làm nhà khoa học. Ông phải là nhà vật lý. Ông phải có những phát hiện để đời. Ông phải sống cuộc đời mình tới tận cùng. Không thể khác được.

Mình thấy con đường ổng sẽ phải đi như thế. 10 tuổi ông đã ham thích giải đố, đã chơi với đài radio, đã đi sửa đồ điện tử, đã thích chơi với vấn đề và giải quyết vấn đề và luôn luôn luôn luôn tìm cách cải tiến một thứ gì đó có thể. Kể cả khi nó không hỏng!

Sao nhỉ?

Steve Jobs từng nói một câu nổi tiếng: Để hiểu được tại sao bạn lại ở đây, bây giờ, phải connect the dots – nối các điểm trong quá khứ lại. Søren Kierkegaard (trong hình trên) cũng nói chỉ có thể hiểu cuộc đời khi nhìn về quá khứ.

Trong cuốn Bird by Bird, Anne Lamott cũng gợi ý chuyện này trong chương Getting Started: Hãy lôi hết tất cả từng kí ức một của mình ra và ghi xuống giấy. Nhớ được càng nhiều càng ít. Ghi trước sắp xếp sau.

Có 4 thứ mình nhận ra:

Một, nếu muốn biết mình thích gì, nếu một người cứ loay hoay về chỗ mình đang hiện diện, về tương lai thì nhìn về quá khứ có thể là một cách lắm chứ. Viết một cuốn tiểu sử của mình, tại sao không nhỉ? À nhưng cẩn thận: It’s OK to look back just don’t stare.

Hai, khi đang sống, mình “đang luôn đứng” trên tận cùng của cái “mũi tên thời gian”. Thậm chí có khi mình chỉ đang sống trong hiện tại. Còn quá khứ và tương lai thì sống … trong tâm tưởng của mình. Nhìn về quá khứ có thể trầm buồn tiếc nuối, nhìn về tương lai thì lo lắng, căng thẳng.

Ba, mình rất cuồng chuyện đặt mục tiêu. Có một mục tiêu để tập trung làm thì thật tuyệt. Nhưng mục tiêu, kế hoạch lập ra, dù chơi tất tay cũng cần có một tư duy “làm thí nghiệm” và mindset của một beginner – một người bắt đầu: rằng cần tập luyện và thất bại thì tìm cách khác.

Bốn, Feynman đến tuổi 60 vẫn bảo thế này:

“Tôi còn chả biết thế nào là hiểu bản thân mình trên một mức độ cá nhân. Tôi nghe người ta nói mấy câu kiểu “Tớ phải tìm ra mình là ai.” Thật luôn, tôi không biết người ta đang nói về cái gì. Ừ tôi có thể dám chắc tôi biết rất nhiều thứ về mình qua môn sinh học. Tôi biết những gì lắp ghép lại thành tôi. Tôi có hẳn một lý thuyết bự chảng về chuyện cơ thể làm cách nào để vận hành cơ thể một cách máy móc vật lý. Nhưng như thế không phải là hiểu mình trên bình diện cá nhân.

Tôi có thể nói rằng tôi là một nhà khoa học. Tôi tìm thấy được sự hứng thú trong khám phá. Cái hứng thú này không phải là khi bạn chế tạo ra được thứ gì đó, mà bạn tìm thấy những điều đẹp đẽ vốn dĩ luôn ở đó.” *

Một ông già 60 tuổi còn chưa dám chắc “hiểu mình” là gì đấy. Nhưng ông Feynman này sống chung và không ngừng tò mò về câu hỏi này. Nhưng không trả lời được CHẮC CHẮN cũng không sao! Feynman tôn trọng những bí ẩn chưa trả lời được và ông … đi tiếp.

Nhưng ngộ nhỡ mà biết mình là ai thì sao?

Then you have to be honest with yourself. Then you have to respect and accept yourself. For me, these were all tough tasks.

Luôn tò mò, luôn đặt câu hỏi, nhưng không biết rõ ràng, chắc chắn, hay không trả lời được ngay cũng không sao.

Hãy bình tĩnh và trở thành một nhà khoa học đối với chính mình.

The Too Blue Scientist

* Dịch từ nguyên văn cuốn Feynman’s Raibow:
I don’t even know what that means, to understand yourself on a personal level. I hear people talking about things like, “I have to find out who I am.” I don’t know what they are talking about. I can say that certainly I’ve learned an awful lot about myself by studying biology. I know how I am put together. I have a big theory about how I operate mechanically. But that’s not understanding yourself on a personal level.

I can say I am a scientist. I find excitement in discovery. The excitement is not in the fact that you’ve created something, but that you’ve found something beautiful that’s always been there.”

This Post Has 5 Comments

Leave a Reply